【kết quả trận giao hữu hôm nay】Tranh cãi về khía cạnh pháp lý trong vụ Mỹ ám sát tướng Iran Soleimani

作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 20:12:09 评论数:

Vào thập niên 1970,ãivềkhíacạnhpháplýtrongvụMỹámsáttướkết quả trận giao hữu hôm nay khi một cuộc điều tra của Thượng viện Mỹ tiết lộ các kế hoạch của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nhằm giết chết nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro cùng các lãnh đạo khác của đảo quốc này, Tổng thống Mỹ khi đó là Gerald Ford đã có động thái cấm các hoạt động ám sát mang mục tiêu chính trị.

tranh cai ve khia canh phap ly trong vu my am sat tuong iran soleimani

Tổng thống Mỹ Trump (bên trái) đã phê chuẩn việc dùng máy bay không người lái trang bị tên lửa để ám sát tướng Iran Soleimani (bên phải) vào ngày 3/1/2020. Ảnh: TheBulletin.

Làm trái với sắc lệnh cấm ám sát

Nhưng gần một nửa thế kỷ sau đó, các chính quyền Mỹ thuộc đảng Cộng hòa hoặc Dân chủ đã tận dụng các trường hợp ngoại lệ (gây tranh cãi) của sắc lệnh hành pháp năm 1976 của Tổng thống Gerald Ford. Những ngoại lệ này trao cho Tổng thống Mỹ thẩm quyền đặc biệt để thực hiện vũ lực sát thương ở nước ngoài, “kiểm nghiệm” các giới hạn của luật pháp quốc tế.

Có lẽ sách lược đánh phủ đầu (với tên gọi “tiêu diệt có mục tiêu chính xác”) đã trở thành một trào lưu hơn khi nào hết sau sự kiện tấn công 11/9. Các Tổng thống Mỹ George W. Bush, Barack Obama và Donald Trump đã hạ lệnh giết chết các thủ lĩnh của các nhóm khủng bố nhằm bảo vệ nội địa Mỹ và lợi ích Mỹ ở nước ngoài.

Nhưng trường hợp của tướng Iran Qassem Soleimani là khác với Osama bin Laden – thủ lĩnh của tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda và “kiến trúc sư” của loạt tấn công khủng bố 11/9.

Ngày 3/1/2020, tướng Iran Soleimani – chỉ huy của lực lượng Quds tinh nhuệ của Iran, đã bị Mỹ ám sát bằng tên lửa phóng từ máy bay không người lái khi ông mới hạ cánh xuống sân bay Baghdad (Iraq).

Từ đó tới nay, sự kiện ám sát này đã gây tranh cãi ngay trong lòng nước Mỹ - họ tranh luận liệu việc giết Soleimani là một hành động ám sát bất hợp pháp hay là một hành động hợp pháp trong cuộc chiến dài lâu của Mỹ chống khủng bố?

Chính quyền Tổng thống Trump thì bảo vệ cuộc không kích nói trên, coi đó là một hành động tự vệ. Họ cho rằng vào thời điểm bị giết ở Baghdad, tướng Soleimani đã tham gia vào một chiến dịch “khủng bố” kéo dài và đặt lợi ích Mỹ vào nguy hiểm “cận kề”.

Vi phạm luật pháp quốc tế

Tuy nhiên gần một tuần sau chiến dịch sát hại nói trên, các nhà phân tích an ninh quốc gia vẫn bất đồng với nhau. Một số chuyên gia khẳng định rằng cái chết của Soleimani đại diện cho sự đoạn tuyệt với luật pháp quốc tế, mà điều này đe dọa gây ra một trận “hỏa hoạn chính trị” lớn ở Trung Đông.

Giáo sư luật Mary Ellen O’Connell của Đại học Notre Dame (Mỹ), chuyên về luật pháp quốc tế và vấn đề sử dụng vũ lực, cho hay “Mỹ không có sự biện minh nào cho việc tiến hành cuộc không kích đó”.

Theo Giáo sư O’Connell, cuộc tấn công đó rất có vấn đề vì nó được thực thi mà không có sự đồng thuận của chính quyền Iraq.

Bà O’Connell nói, “Mỹ không có bất cứ quyền nào để thực hiện tấn công trên đất Iraq”.

Giáo sư David Bosco thuộc Đại học Indiana (Mỹ) cho rằng luật quốc tế có cho phép các nước hành động để tự vệ trước một cuộc tấn công tương lai nếu như mối đe dọa là cận kề.

Ông Bosco nói: “Nếu một cuộc tấn công sắp diễn ra, bạn có quyền đánh lại, nhưng đó là phải thực sự cấp bách”.

Đối với vụ ám sát Soleimani, Giáo sư Bosco cho rằng: “Chúng tôi chưa biết người ta đã thu thập được bằng chứng nào cho sự cận kề đó, nhưng cho dù đó là gì, tôi nghĩ điều này cũng không thuyết phục được Iran”.

Cách biện minh của chính quyền Trump

Hôm 6/1/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có vẻ hạ thấp các khẳng định trước đó cho rằng các mối đe dọa khẩn cấp biện minh cho việc không kích trừ khử Soleimani. Thay vào đó ông Pompeo xoay sang tập trung vào lịch sử của cái mà ông gọi là các cuộc tấn công của viên tướng Iran nhằm vào người Mỹ.

Pompeo nói với các phóng viên: “Các bạn chẳng phải nhìn đâu xa, mới đây thôi, chỉ vài ngày”trước vụ không kích bằng rocket của các dân quân được Iran hậu thuẫn nhằm vào một căn cứ ở Kirkuk vào hôm 27/12/2019 khiến một người Mỹ thiệt mạng.

Tại buổi họp báo của Nhà Trắng hôm 6/1, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, Robert O'Brien, đã bảo vệ quyết định hạ sát Soleimani. Tuy nhiên vị cố vấn này từ chối nêu cụ thể thông tin tình báo dùng làm cơ sở để tin rằng Soleimani đang âm mưu một kế hoạch tấn công nhằm vào lực lượng Mỹ.

O'Brien chỉ nói: “Bằng chứng đó, thông tin tình báo đó là rất mạnh”.

Tương tự, Tổng thống Trump khẳng định ông có nhiều thông tin về việc này nhưng từ chối đi vào chi tiết vì “ngay lúc này, đó là thông tin mật... và chúng tôi đã cứu nhiều sinh mệnh”.

Luật Mỹ trao thẩm quyền rộng lớn nhưng luật quốc tế thì khác

John Bellinger, một cựu cố vấn cho Bộ Ngoại giao Mỹ và Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho rằng ông Trump có nhiều quyền lực theo luật nội địa của Mỹ. Ông dẫn chứng thẩm quyền hiến pháp rộng lớn của Tổng thống Trump với tư cách là tổng tư lệnh bảo vệ các lợi ích Mỹ.

Vị cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump trước đó có nói rằng việc Quốc hội Mỹ năm 2002 trao thẩm quyền cho phát động chiến tranh ở Iraq cung cấp cơ sở biện minh cho cuộc không kích hôm 3/1/2020 nhưng ông Bellinger cho rằng vụ năm 2002 là một trường hợp mở rộng pháp lý đặc biệt. Theo Bellinger, việc dựa vào thẩm quyền vũ lực quân sự trong 18 năm qua có thể tạo ra “sự khiêu khích đậm chất chính trị”.

Theo Bellinger, thẩm quyền của Tổng thống Mỹ theo luật nội địa thì tương đối lớn và rõ ràng nhưng trong địa hạt luật quốc tế, câu chuyện lại khác, vì ở đó yếu tố “khẩn cấp” là rất quan trọng, trong khi chính Ngoại trưởng Pompeo đã hạ thấp yếu tố này trong vụ Soleimani.

Bellinger cho biết, luật quốc tế có cho phép các quốc gia hành động để tự vệ trước một cuộc tấn công được dự báo, nhưng mối nguy cơ này phải là cận kề, phải sắp xảy ra chứ không phải có thể sớm xảy ra.

“Nếu mối đe dọa không cận kề, thì theo luật quốc tế, như thế là không hợp pháp”, Bellinger nói. “Một thứ mà chúng ta vẫn chưa biết là chính quyền Trump dựa vào thông tin nào [để thực hiện vụ ám sát Soleimani]”./.