【tỷ lệ nhà cái 88】Bỏ tư duy trông chờ để tìm vốn
Vì đâu nên nỗi
Đánh giá về những khó khăn của DNNVV trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay,ỏtưduytrôngchờđểtìmvốtỷ lệ nhà cái 88 TS. Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên.
Thứ nhất là tính hiệu quả trong hoạt động của DNNVV chưa cao, xét về quy mô tỷ lệ thua lỗ của DNNVV và siêu nhỏ lớn hơn doanh nghiệp lớn. Thứ hai là mức độ quản trị thông tin hạn chế, không xây dựng được hệ thống báo cáo, việc thiếu minh bạch thông tin khiến các ngân hàng đánh giá mức độ thấp hơn, thời gian xét duyệt vay vốn dài hơn.
Về phía ngân hàng cũng có trách nhiệm trong việc này khi đưa ra các sản phẩm tín dụng chưa tương xứng, nhiều tổ chức còn có áp dụng quy trình cấp tín dụng và chấm điểm tín dụng như nhau.
Cùng quan điểm với TS. Nguyễn Thị Hiền, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, đồng thời là Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng, một số tổ chức tín dụng chưa thực sự “mặn mà” đối với các khách hàng là DNNVV, một phần do biên lợi nhuận thấp (do trần lãi suất cho vay), trong khi rủi ro và chi phí hoạt động cao.
Tất nhiên, một nguyên nhân không thể không nhắc đến ở đây đến từ phía doanh nghiệp. Bản thân DNNVV do trình độ quản lý yếu kém, công nghệ lạc hậu, thiếu chiến lược kinh doanh, phương án kinh doanh chưa khả thi, thiếu tài sản đảm bảo, thông tin thiếu minh bạch, khó đối chiếu... Phân tích rõ hơn về nhận định này, theo TS. Cấn Văn Lực, Thông tư 39/2016/TT-NHNN yêu cầu doanh nghiệp khi vay phải cung cấp báo cáo thuế hoặc báo cáo kiểm toán, trong khi các DNNVV thường không cung cấp được hoặc báo cáo lỗ hoặc lãi rất ít. Doanh nghiệp chưa nắm rõ về thủ tục vay vốn, bảo lãnh, về chính sách, sản phẩm – dịch vụ và các gói của các tổ chức tín dụng các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, hiệp hội. Đặc biệt nhiều doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn…
Xây dựng tiêu chí xét "sức khỏe" doanh nghiệp
Theo bà Hoàng Thị Hồng, Giám đốc Quỹ hỗ trợ DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ngân hàng và các tổ chức tín dụng rất khó có thể hỗ trợ doanh nghiệp ở những giai đoạn đầu, bởi bản chất của khởi nghiệp là rủi ro, thiếu minh bạch, thiếu thông tin. Vào giai đoạn này doanh nghiệp rất cần sự tham gia hỗ trợ của các quỹ, các nhà đầu tư, các quỹ mạo hiểm thiên thần.
Khi doanh nghiệp đi vào giai đoạn phát triển bền vững, ngân hàng mới nên tham gia vào hỗ trợ doanh nghiệp. Khi đó ngân hàng sẽ có điều kiện lựa chọn những doanh nghiệp tốt nhất, chia thành 4 hạng A,B,C,D theo tiêu chuẩn quốc tế. Những doanh nghiệp nhóm A,B thì ngân hàng tham gia hỗ trợ, nhóm doanh nghiệp C,D thì các quỹ hỗ trợ DNNVV hoặc các quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV... Như vậy, quỹ hỗ trợ không thực hiện đại trà với toàn bộ DNNVV mà việc hỗ trợ dựa trên chu trình hoạt động của doanh nghiệp khiến cho hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp được thiết thực hơn.
Ngoài ra, cũng theo bà Hồng, việc thúc đẩy các ngân hàng thương mại, địa phương và các hiệp hội phổ biến thông tin để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng để các quỹ có thể đánh giá đa chiều trước khi cho doanh nghiệp vay vốn.
“Trong thời gian tới, Quỹ cũng đang đề xuất thêm nguồn vốn để có thêm nguồn lực được dồi dào hơn, mở rộng phương thức mạng lưới hỗ trợ, không chỉ thông qua ngân hàng thương mại mà còn hướng tới có việc đánh giá trực tiếp doanh nghiệp thông qua các tiêu chí của quỹ bằng việc mở thêm công cụ cho hoạt động hỗ trợ nay như ứng dụng trên thiết bị di động để doanh nghiệp tiếp cận, và tiến hành nhận hồ sơ qua kênh online. Ngoài ra, quỹ cũng phối hợp với một số tổ chức nghiên cứu xây dựng hệ thống phiếu xét nghiệm “sức khoẻ” doanh nghiệp. Để doanh nghiệp biết mình cần gì thiếu gì? Từ đó có định hướng phù hợp hơn với doanh nghiệp”, Giám đốc Quỹ hỗ trợ DNNVV cho biết thêm.
Trong bối cảnh phần lớn các DNNVV đang thiếu tài sản đảm bảo để thế chấp vay vốn ngân hàng, thì cần phải tạo điều kiện và mở ra các kênh huy động vốn khác cho doanh nghiệp. Theo TS. Cấn Văn Lực, các kênh tiếp cận vốn của DNNVV thực tế không chỉ có nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Ngoài nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh, chiết khấu, thuê tài chính, DNNVV còn có thể tiếp cận vốn từ ngân sách Nhà nước thông qua trợ cấp, bảo lãnh, bảo hiểm, ưu đãi, giảm thuế…; nguồn vốn nước ngoài; huy động từ thị trường vốn (chứng khoán, trái phiếu); đối tác (trả chậm, tín dụng thương mại…) và bản thân vốn tự có, vốn góp.
“Gần đây một nguồn vốn mới mà đa số các doanh nghiệp nói chung đang quên đó chính là cho thuê tài chính, cụ thể hiện có 11 công ty cho thuê tài chính, với dư nợ cho thuê 9.000 tỷ đồng. Đây là thị trường tốt để các doanh nghiệp có thể tiếp cận do cho thuê không cần tài sản tín chấp. Doanh nghiệp phải xóa bỏ tư duy trông chờ, mà phải chủ động hơn trong việc tìm các nguồn vốn khác nhau”, ông Lực nhấn mạnh.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/94f297529.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。