搜索

【kqbd luton】VEPR: Cần xem xét lại các nguồn lực cho tăng trưởng

发表于 2025-01-25 19:02:22 来源:Empire777

VEPR

TS Nguyễn Đức Thành trình bày về Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2017. Ảnh: H.Y

Siết chặt hơn kỷ luật tài khoá,ầnxemxétlạicácnguồnlựcchotăngtrưởkqbd luton kiểm soát nợ công

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2017 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) đánh giá, kinh tế năm Việt Nam năm 2017 có nhiều điểm sáng trong việc điều hành chính sách, khởi động cải cách hành chính, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô… Những yếu tố này dự kiến sẽ làm nền tảng cho sự phục hồi kinh tế trong năm 2017.

Sau hai Nghị quyết 19 và 35 trong năm 2016, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 19 của năm 2017 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Khác với các năm trước, Nghị quyết 19 năm 2017 mở rộng thêm nhiều mục tiêu và các chỉ tiêu dựa trên 4 nhóm chỉ số quốc tế: Thuận lợi kinh doanh của WB; Năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF; Năng lực đổi mới sáng tạo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới và Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra những hạn chế của nền kinh tế trong năm 2017, mà một trong số đó là về vấn đề ngân sách và nợ công. Mặc dù thâm hụt ngân sách có xu hướng giảm trong hai năm gần đây nhưng nợ công vẫn tiếp tục tăng. Đề xuất cần siết chặt hơn kỷ luật tài khoá, kiểm soát nợ công, các chuyên gia của VEPR cho rằng nếu không có các biện pháp cụ thể mang tính thực tiễn, mức trần nợ công sẽ khó đảm bảo trong thời gian tới.

Bàn về chính sách cho triển vọng tăng trưởng kinh tế thời gian tới, TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR cho rằng đây là thời điểm Việt Nam cần xem xét lại các nguồn lực cho tăng trưởng vì bối cảnh hội nhập đang thay đổi. Các tư duy ngắn hạn, mang tính đối phó với sự suy giảm tăng trưởng như nỗ lực tăng thêm vốn, đẩy nhanh giải ngân các công trình công, hoặc tăng sản lượng khai thác dầu thô,... có thể không mang lại kết quả mong muốn.

Thay vào đó, cần tập trung vào nâng cấp hệ thống giáo dục và dạy nghề để nâng cao chất lượng lao động; cải cách thể chế và hành chính nhằm nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh; tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước để lành mạnh hóa nền kinh tế thị trường. Cuối cùng, tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước và Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả chi phí quản trị nhà nước là nhiệm vụ không thể né tránh hay trì hoãn, vì thâm hụt ngân sách và nợ công đang là vấn đề cần chú trọng giải quyết.

Do vậy, khuyến nghị của VEPR là Chính phủ cần tiếp tục ưu tiên cao nhất cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, "cởi trói" cho doanh nghiệp. Điều này cũng không nằm ngoài mục tiêu dài hạn là xây dựng một Chính phủ kiến tạo.

Kiểm soát chi ngân sách vẫn là thách thức

Đánh giá điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây là hoạt động của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt khối doanh nghiệp chế biến chế tạo, TS Nguyễn Đức Thành nhận xét doanh nghiệp đang có điều kiện phát triển thuận lợi khi Chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh. Những nỗ lực của Chính phủ được kỳ vọng là sẽ giúp giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết cũng như hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cần có thời gian để đạt được sự phối hợp và nhất trí giữa các cơ quan thực thi quyết tâm này.

“Thậm chí, nhiều dự thảo văn bản pháp quy mới mong muốn có tinh thần “cởi trói”, nhưng vô hình chung lại có khuynh hướng trao nhiều quyền lực cho cấp Bộ hơn, và do đó tạo ra nhiều giấy phép con hơn. Đây là một nghịch lý mà Chính phủ cần sát sao lưu ý trong quá trình cải cách hành chính”, TS Nguyễn Đức Thành cho biết.

Trên thực tế, thị trường và các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ quyết tâm cũng như khả năng của Chính phủ trong việc thực thi những cam kết của mình một cách khả thi và hiệu quả.

Đối với lĩnh vực ngân sách, kiểm soát chi ngân sách vẫn là một thách thức, đặc biệt khi chi thường xuyên khó có thể cắt giảm. Do đó, VEPR đề nghị Chính phủ cần thực hiện nghiêm khắc hơn chính sách tinh giản biên chế, cắt giảm chi thường xuyên cũng như những khoản hỗ trợ dành cho hoạt động nhờ vào ngân sách nhà nước như khu vực hội, đoàn thể.

Cuối cùng, bình luận về ý tưởng huy động vàng trong nền kinh tế, chuyên gia của VEPR cho rằng nếu thực hiện việc này có thể sẽ thu hẹp không gian chính sách khi bất ổn vĩ mô xảy ra. Về dài hạn, ý tưởng này đi ngược lại tiến trình chống vàng hóa, đô la hóa nền kinh tế. “Chúng tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần kiên định con đường tách vàng và ngoại tệ (như USD) ra khỏi lưu thông, và đưa vào vận hành theo các nguyên tắc của thị trường tài sản”, báo cáo của VEPR viết.

H.Y

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kqbd luton】VEPR: Cần xem xét lại các nguồn lực cho tăng trưởng,Empire777   sitemap

回顶部