【trận đấu club américa】Tận dụng nguồn lực cộng đồng để thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

Xây dựng công đồng làm nên chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn
Xây dựng cộng đồng làm nên chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Ảnh: TL

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan cần kích hoạt sự tham gia của các cộng đồng, như thành lập các hội quán để kích hoạt sự tham gia, tự chủ và tự lực của cộng đồng. Bộ trưởng cho rằng sự thành lập của các hội quán đã chứng minh được thực tế rằng việc tạo ra một không gian cộng đồng để người dân có thể làm chủ, trực tiếp đóng góp ý kiến, sau đó có thể lôi kéo được sự tham gia của các tổ chức quốc tế, chuyên gia, trường đại học….

Bộ trưởng cũng cho rằng, cần có thiết chế, thiết lập bài bản các chuyên đề, giáo trình để phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, những giáo trình này cũng cần dễ hiểu, dễ tiếp xúc đối với người dân để mô hình cộng đồng có thể được thẩm thấu và lan tỏa hiệu quả tại các địa phương. Từ đó, huy động nguồn lực của doanh nghiệp, giúp giải bài toán thị trường.

Theo đó, các tiếp cận từ cộng đồng là một trong những hướng đi trong quá trình thay đổi tư duy, cách quản trị xã hội. Cộng đồng xã hội cân bằng hạn chế của nhà nước và thị trường và là cốt lõi trong tam giác phát triển nhà nước - thị trường - xã hội.

Ông Cao Đức Phát - nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế, nêu ra một số yếu tố để có thể phát triển được các mô hình cộng đồng hoạt động hiệu quả.

Đầu tiên, ông cho rằng cần có nhận thức rõ ràng và đúng đắn trong các cộng đồng về mục tiêu muốn hướng đến. Thứ hai, cần có sự quan tâm, ủng hộ từ các lãnh đạo địa phương, điều này là yếu tố quan trọng, tạo thuận lợi cho các cộng đồng phát triển. Yếu tố tiếp theo mà ông Cao Đức Phát nêu ra là có định hướng rõ ràng, từ cấp trung ương đến cơ sở, đến từng thôn, từng xóm để có thể phát triển đúng hướng. Yếu tố thứ tư là cần có cán bộ, có nhân lực nòng cốt để thực hiện, những nhân tố này phải có tâm huyết và “tốt nhất là đã được đào tạo, có kiến thức từ trong nước và quốc tế để làm việc hiệu quả hơn”.

Yếu tố quan trọng cuối cùng mà Chủ tịch Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) nêu ra để phát triển các mô hình cộng đồng đó là phải có môi trường chính sách, pháp lý thuận lợi, trong đó quan tâm đến việc trao quyền cho các cộng đồng để bà con có thể phát huy khả năng của mình.

Khẳng định phát triển cộng đồng phải dựa trên ba trụ cột chính, ông Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp cho hay, thứ nhất, nhà nước phải xác định đây là chương trình, phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế cộng đồng. Nếu không phải là chương trình, chỉ đầu tư theo gói hỗ trợ thì chỉ trong vòng 1 - 2 năm, sau đó rút ra thì mô hình và sự phát triển của nó sẽ không bền vững...

Thứ hai, địa phương cũng phải bố trí vào chương trình, phải đưa vào đào tạo cho các cán bộ chủ chốt ở trong trường chính trị. Thứ ba, cần sự vào cuộc của các tổ chức chính trị. Các tổ chức ở phía địa phương như hội nông dân, thanh niên rất quan trọng trong tuyên truyền, vận động. Thứ tư là phát triển các hợp tác xã tiêu dùng, hợp tác xã ngành nghề, đây là cơ sở tốt nhất để bám được vào nguyện vọng của người dân.../.

Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn-nguyên Viện trưởng Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn, đô thị hóa, công nghiệp hóa, toàn cầu hóa làm thay đổi các giá trị và hành vi của xã hội. Nếu không có sức mạnh của cộng đồng sẽ không duy trì được nền văn hóa, không bảo vệ được các giá trị của cuộc sống. Đã đến lúc phải đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng cộng đồng đóng vai trò quan trọng. Huy động thế mạnh của cộng đồng sẽ giúp xã hội ổn định, về thị trường là phát triển kinh tế, về phía nhà nước là điều hành thống nhất. Nếu cộng đồng người dân, các địa phương không vào cuộc thì sẽ không làm được".