Đối thoại Shangri-La lần thứ 18 diễn ra trong bối cảnh tình hình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng trở nên căng thẳng bởi 2 cường quốc Mỹ và Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện tại những điểm nóng tại khu vực. Tàu chiến Mỹ và đồng minh tập trận chung tại Biển Đông hồi đầu tháng 5. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ Lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tham dự diễn đàn này trong gần 1 thập kỷ. Trong bài phát biểu tại phiên họp toàn thể Đối thoại Shangri-La ngày 2-6-2019,Đốithoạnhận định keo nha cai Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã phản đối lập trường của Mỹ về Biển Đông và Đài Loan khi khẳng định Trung Quốc sẽ không để ai đụng tới “một tấc đất” nào của nước này. Tuy nhiên, ông Ngụy cũng nói rằng Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí về mối quan hệ quân sự mang tính hợp tác, nhằm mục tiêu giữ ổn định cho khu vực. Ngay cả khi chỉ trích các hoạt động của Mỹ ở Đài Loan cũng như việc Washingtonủng hộ chính quyền hòn đảo này, ông Ngụy cũng nói rằng một cuộc chiến tranh Mỹ - Trung sẽ là thảm họa. Bài phát biểu của Bộ trưởng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa cũng nhấn mạnh “tính châu Á” hay “những giá trị châu Á” khi đưa ra tầm nhìn mới cho khu vực. Đó là sự hợp tác giữa Trung Quốc với các nước châu Á vì lợi ích kinh tế, vì mục tiêu cùng thắng. Trước đó một ngày, trong bài phát biểu với chủ đề “Chính sách và tầm nhìn của Mỹ về an ninh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nhấn mạnh, khu vực hiện đang đối mặt với một số thách thức an ninh nghiêm trọng như vấn đề hạt nhân Triều Tiên, chủ nghĩa khủng bố, an ninh mạng, ma túy và tội phạm xuyên quốc gia. Thêm vào đó là các hành động đi ngược lại với trật tự, luật pháp quốc tế, quân sự hóa, hoặc toan tính ép buộc các nước khác phải thuận theo chiến lược của mình. “Có lẽ mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với lợi ích thiết yếu của các nước trong khu vực xuất phát từ những nhân tố muốn tìm cách gây hại thay vì giữ vững trật tự quốc tế. Nếu xu hướng này tiếp diễn, những thực thể nhân tạo tại các khu vực chung của toàn cầu có thể trở thành trạm thu phí và chủ quyền có thể nằm trong sự chi phối của quyền lực”, ông Shanahan cảnh báo. Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng dành phần lớn nội dung bài phát biểu để nói về sự hợp tác giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác trong khu vực. Ông tuyên bố Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là “đấu trường ưu tiên” của quân đội Mỹ vì nước này là một quốc gia Thái Bình Dương. Đối thoại Shangri-La được thành lập để thúc đẩy đối thoại, tăng cường niềm tin và trao đổi về các mối quan tâm chung giữa các quốc gia trong khu vực. Nhưng ngày nay nó đã trở thành nơi để Mỹ - Trung “đọ sức” với nhau qua những tầm nhìn chiến lược được trình bày. Bắc Kinh và Washingtonđều sẽ tận dụng diễn đàn này để thực hiện các mục tiêu của họ trong khu vực. Khác biệt về lập trường của 2 nước trong nhiều vấn đề làm dấy lên những câu hỏi như liệu hai bên có thể điều chỉnh chiến lược để “thích nghi” với các lợi ích với nhau hay không và điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của trật tự châu Á, nhất là khu vực Đông Nam Á như thế nào. Hai nhà phân tích Nick Bisley Brendan Taylor đã nhận định trên trang Nikkei Asian Review rằng, các nước Đông Nam Á thường tránh công khai đứng về một phía với tuyên bố “chúng tôi không muốn chọn bên nào”. Tuy nhiên, tránh đưa ra lựa chọn có thể sẽ là một giải pháp ngày càng khó khăn hơn với các quốc gia này trong giai đoạn cạnh tranh mới giữa các nước lớn như hiện nay. Cạnh tranh giữa các cường quốc không phải là điều gì mới trong quan hệ quốc tế nhưng nếu không được giải quyết hợp lý, vấn đề này có thể đe dọa đến sự ổn định khu vực. Hội nghị cấp cao An ninh châu Á (hay còn được biết đến với tên Đối thoại Shangri-La) lần thứ 18 chính thức khai mạc vào lúc 19h tối 31-5, theo giờ Việt Nam và kéo dài đến 2-6. Đây là một trong những diễn đàn an ninh hàng đầu của thế giới, với sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng và đoàn đại biểu của hơn 40 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương. |
NGUYỄN TẤN tổng hợp |