Đường lớn,ờicáccơsởgâyônhiễmởThủyChâuChờđếnbaogiờtruc tiẻp bong da đường kiệt thường bị lấn chiếm bởi các kho chứa phế liệu, xe đậu đổ bốc xếp hàng
Mong sớm di dời Từ sau năm 1975, Thủy Châu được xem là "thủ phủ" nghề KDPL. Hiện phường Thủy Châu có 32 hộ kinh doanh với trên 40 điểm thu mua, tập kết, kho chứa phế liệu. Gia đình bà Chu Thị Luận, ở phường Thủy Châu là một trong những hộ có hơn 40 năm trong nghề. Hằng ngày, cơ sở thu mua bình quân từ 20-40 tấn phế liệu từ các đầu mối chuyển về sau đó nhập đi các tỉnh. Kinh doanh với quy mô khá lớn, song do bí bách về mặt bằng để chứa hàng, nơi đậu đỗ xe để bốc xếp, vận chuyển hàng thu mua, bà Luận và một số cơ sở thu mua lớn phải thuê thêm mặt bằng ở một số điểm trong khu dân cư, song vẫn chưa yên ổn để kinh doanh. Không chỉ trực tiếp các hộ thu mua gặp khó, nhiều nhà dân, trạm y tế phường, trường học... nằm gần các kho phế liệu, điểm thu mua cũng rất bức xúc và mong sớm di dời các điểm này ra xa khu dân cư. Hiện, những vựa KDPL được nhập về chất đống đủ các loại: sắt, đồng, nhựa phế thải, thùng giấy, túi ni lông, vỏ bình gas cũ... không chỉ gây nhếch nhác, ô nhiễm, dễ phát sinh dịch bệnh mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao. Thực tế, mấy năm trước đã xảy ra một số vụ cháy gây thiệt hại lớn từ một vài cơ sở này. Năm 2016, UBND TX. Hương Thủy đã phê duyệt đầu tư xây dựng hạ tầng khu vực di dời các cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm ở phường Thủy Châu nằm dọc tuyến đường tránh phía Tây TP. Huế, thuộc tổ 5, phường Thủy Châu. Kế hoạch ban đầu, thị xã và địa phương dự trù quy hoạch diện tích 10ha, nhưng do không còn quỹ đất, sau nhiều lần tính toán điều chỉnh, cuối cùng diện tích khu quy hoạch phục vụ di dời còn đúng 1,7ha, trong đó diện tích để bố trí phân lô là 0,78ha. Theo tính toán, phường tập trung di dời các hộ kinh doanh trên các tuyến đường chính của phường. Tuy nhiên, do quỹ đất hạn hẹp, kế hoạch bước đầu chỉ ưu tiên di dời 21 hộ đã đăng ký có các điểm phế liệu nằm trên 5 tuyến đường: Nguyễn Tất Thành, Võ Trác, Sóng Hồng, Châu Sơn, Lê Thanh Nghị. Trường hợp những hộ chưa đồng thuận đăng ký di dời, chắc chắn sau khi các cơ sở "mẹ", cơ sở đầu mối vào khu quy hoạch sẽ tạo hiệu ứng dây chuyền và khả năng những cơ sở nhỏ, lẻ, hệ thống chân rết thu mua sẽ vào theo. Vì thế, theo chính quyền địa phương, trên cơ sở phần đất còn có thể mở rộng được về hướng đông nam, phường sẽ tiếp tục đầu tư để bố trí hợp lý cho những hộ có nhu cầu. Ưu tiên đúng mục đích Kế hoạch đã có và khu quy hoạch đã hoàn thiện, nhưng đến nay, việc di dời vẫn phải chờ cấp trên phê duyệt phương án "mở" do vướng thủ tục, quy định pháp lý về đất đai. Ông Vũ Đức Duy, Chủ tịch UBND phường Thủy Châu cho hay, sở dĩ chậm di dời là vì thời gian qua, phường Thủy Châu và TX. Hương Thủy lúng túng trong việc nên đưa ra đấu giá công khai hay ưu tiên cho thuê đất đối với các hộ KDPL trên địa bàn phường. Tuy nhiên, quan điểm của địa phương cũng như của các hộ kinh doanh là muốn được bố trí cho thuê đất với giá hợp lý. Vì nếu đưa ra đấu giá công khai, chắc chắn các hộ có nhu cầu thực sự rất khó "chen chân". Hơn nữa, mục đích ban đầu của dự án là để di dời các cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm ở phường Thủy Châu ra khỏi khu dân cư dọc QL1A và các tuyến đường nội phường. Vì thế, địa phương đã đề xuất thị xã xem xét phê duyệt phương án di dời hợp lý, nhằm giúp địa phương cải thiện cảnh quan, môi trường, đảm bảo an ninh trật tự trong khu dân cư, đô thị. Giải quyết vướng mắc này, vừa qua TX. Hương Thủy sau khi lấy ý kiến Ban Thường vụ Thị ủy cũng như trực tiếp có ý kiến với Chủ tịch UBND tỉnh trong buổi tiếp dân tại địa phương, UBND thị xã thống nhất giao Trung tâm Phát triển quỹ đất TX. Hương Thủy phối hợp UBND phường Thủy Châu xây dựng phương án di dời. Ông Ngô Hữu Phúc, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TX. Hương Thủy cho biết, đơn vị đã xây dựng dự thảo phương án trình UBND TX. Hương Thủy để xin ý kiến UBND tỉnh theo đúng quy trình, quy định. Trên cơ sở phương án đề xuất cho thuê đất có thời hạn và khống chế danh sách đối tượng tham gia đấu giá thuê đất theo đúng mục đích của dự án cũng như số hộ đã đồng ý đăng ký di dời trước đó. Mặc dù khu quy hoạch đã sẵn sàng để phục vụ di dời, nhưng qua khảo sát, khu này mới chỉ đảm bảo về mặt bằng, điện, nước chứ chưa được đầu tư các hệ thống xử lý chất thải đi kèm. Trong khi các cơ sở KDPL ngoài thu mua còn xay ép nhựa, cưa, hàn thô, nên nếu không có sự đầu tư các bước tiếp theo thì nguy cơ phát sinh điểm ô nhiễm mới là điều đương nhiên. Mặt khác, khu quy hoạch này nằm ngay trên tuyến đường tránh phía Tây TP. Huế và hiện đã có một số nhà dân, hàng quán mọc lên gần đó, nếu không tổ chức, sắp xếp tốt hoạt động thu mua sẽ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, môi trường quanh khu vực này. Thời gian tới, song song với việc bố trí cho thuê đất, chính quyền và cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý, yêu cầu các hộ kinh doanh thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường. Trong đó, chú trọng đầu tư hệ thống xử lý chất thải đảm bảo; sắp xếp hàng hoá gọn gàng, tránh gây nhếch nhác, làm mất cảnh quan, an toàn giao thông quanh khu vực hoạt động. Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG |