【cách đánh lô de miền trung dễ trúng nhất】Phấn khởi với kết quả phát triển kinh tế
作者:La liga 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 05:04:12 评论数:
Với việc tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều nhiệm vụ,ấnkhởivớikếtquảphttriểnkinhtếcách đánh lô de miền trung dễ trúng nhất giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh nên tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục phục hồi tích cực sau dịch Covid-19.
Ông Trần Văn Huyến (đứng), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đánh giá cao công tác kiểm soát dịch Covid-19 nên Hậu Giang đang ở trạng thái bình thường để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiều kết quả ấn tượng
Theo đánh giá của các sở, ngành và địa phương trong tỉnh, qua 5 tháng đầu năm nay, nhờ sự kiểm soát tốt về tình hình dịch Covid-19, đồng thời Hậu Giang triển khai các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo tình hình mới nên nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh được phục hồi mạnh mẽ. Tại hội nghị trực tuyến của UBND tỉnh với các địa phương trong tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tháng 5, triển khai công tác tháng 6 vào sáng ngày 8-6, ông Thiều Vĩnh An, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thông tin: Dù mới ở đầu tháng 6, nhưng qua theo dõi và tính toán sơ bộ của đơn vị thì ước tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm của tỉnh đạt 11%. Trong đó, đóng góp nhiều nhất vào mức tăng GRDP chung của tỉnh là khu vực công nghiệp - xây dựng khi chiếm đến 7%, tăng 26,26% so với cùng kỳ; riêng khu vực công nghiệp đóng góp đến 6,72%.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, nguyên nhân có sự bứt phá trên là do các doanh nghiệp ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp hiệu quả trong việc thích ứng với tình hình mới gắn với việc chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trong phát triển sản xuất. Qua đây, giúp không ít doanh nghiệp ký thêm được nhiều hợp đồng với một số thị trường mới, như: Trung Quốc, Philippines, Thái Lan và một số nước thành viên EU. Bên cạnh đó, UBND tỉnh và các ngành liên quan của tỉnh cũng đang ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông - thủy sản thông qua tận dụng các nguồn nguyên liệu tại chỗ để tăng khả năng xuất khẩu và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy chuẩn quốc tế. Đặc biệt, việc Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 được đầu tư hoàn thành và đi vào hoạt động từ đầu năm đến nay (sản phẩm chính là nhiệt điện than, sản lượng sản xuất bình quân 345 triệu kwh/tháng), đồng thời nhiều cơ sở và doanh nghiệp hoạt động ngành sản xuất điện năng lượng mặt trời cũng mới đi vào hoạt động ổn định trong những tháng đầu năm (với giá trị sản xuất trên 8,55 tỉ đồng/tháng) đã làm tăng đột biến cho lĩnh vực công nghiệp.
Tới đây, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tăng cường thực hiện các mô hình liên kết để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản cho người dân.
Cùng với công nghiệp, đầu tư và xây dựng thì khu vực nông nghiệp (khu vực I) của tỉnh cũng đang cho thấy nhiều bứt phá quan trọng trong 5 tháng đầu năm nay. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng khu vực I của tỉnh ước đạt trong 6 tháng đầu năm là 2,33% và đây được xem là mức tăng trưởng cao nhất từ khi thành lập tỉnh đến nay, khi so vào cùng thời điểm. Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, chia sẻ: Từ đầu năm đến nay, ngoài đảm bảo thời vụ canh tác và sản lượng cho từng loại cây trồng thì ngành nông nghiệp tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo sát sao cho hệ thống nông nghiệp từ sở đến cơ sở trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, nhất là chuyển đổi cơ cấu sản phẩm có giá trị thấp sang sản phẩm có giá trị cao hơn như lúa, trái cây (mít, bưởi) chất lượng cao. Mặt khác, nhờ thời tiết tương đối thuận lợi, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ít nên làm cho sản lượng và giá bán đều ở mức cao. Điển hình, tổng sản lượng vụ lúa Đông xuân vừa qua của tỉnh đạt gần 600.000 tấn, giá bán cao hơn cùng kỳ từ 100-200 đồng/kg; tổng sản lượng rau màu qua 5 tháng đầu năm đạt hơn 165.000 tấn, tăng 16,5% so với cùng kỳ và tổng sản lượng thủy sản ước đạt hơn 25.943 tấn, tăng 2,62% so với cùng kỳ.
Ngoài 2 khu vực nổi bật trên thì với đà phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19, khu vực dịch vụ của tỉnh cũng đang có mức tăng trưởng khá. Cụ thể là ước tính 6 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành sẽ đạt hơn 26.000 tỉ đồng, tăng 16,66% so với cùng kỳ. Một số điểm nổi bật khác nữa là tổng thu ngân sách của tỉnh đang vượt tiến độ, trong đó thu nội địa đạt 55,6% dự toán HĐND tỉnh giao; đồng thời tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng hơn 7% so với cùng kỳ; tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững ổn định…
Ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, cho biết: Công tác kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt nên Hậu Giang đang ở trạng thái bình thường trong phát triển kinh tế - xã hội, từ đó nhiều lĩnh vực đã đạt được kết quả nổi bật như trên. Đặc biệt là GRDP ước 6 tháng đầu năm của tỉnh đạt 11% và đây là con số cao nhất trong 2 nhiệm kỳ qua. Từ kết quả này sẽ tạo ra niềm tin và động lực rất lớn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cùng Nhân dân trong tỉnh ra sức phấn đấu thi đua hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác và phát triển sản xuất; qua đây góp phần giúp tỉnh hoàn thành các chỉ tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội vào cuối năm.
Những khó khăn và giải pháp
Mặc dù lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh đã và đang đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng cũng đứng trước không ít những thử thách, nhất là vào những tháng cuối năm do ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai. Cụ thể, theo dự báo từ cơ quan chức năng thì mực nước lũ năm nay trên địa bàn tỉnh sẽ về sớm và ở mức cao hơn so với cùng kỳ. Do đó, ngay lúc này, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo địa phương và người dân cần chủ động chuẩn bị các phương án phòng, chống ngập úng trong mùa lũ được hiệu quả.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho hay: Bên cạnh yếu tố về lũ cao thì khả năng diện tích lúa Thu đông tới đây của tỉnh cũng sẽ giảm do điều kiện canh tác không thuận lợi và giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao. Do đó, UBND tỉnh đề nghị ngành nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở cần tổ chức rà soát những diện tích không xuống giống lúa Thu đông thì khuyến cáo người dân chuyển sang nuôi thủy sản (cá ruộng), đồng thời có chính sách hỗ trợ về con giống và các khâu cần thiết khác để tạo điều kiện cho nông dân thực hiện mô hình, đồng thời cũng góp phần đảm bảo khu vực I đạt chỉ tiêu về GRDP theo kế hoạch đề ra.
Cùng với lĩnh vực nông nghiệp thì tình hình sạt lở bờ sông cũng đang là nỗi lo không nhỏ của ngành chức năng trong lúc này, nhất là tại huyện đầu nguồn Châu Thành. Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, thông tin: Từ đầu năm đến nay, tình hình sạt lở bờ sông trên địa bàn huyện diễn biến rất phức tạp, nhất là từ đầu tháng 5 đến nay đã xảy ra khoảng 8 điểm. Trong đó, điểm xảy ra mới và nghiêm trọng nhất là tại ấp Đông Thuận, xã Đông Thạnh với chiều dài đoạn sạt lở 38m, sâu vào bờ rộng nhất 6m. Hiện ngành chức năng địa phương đã yêu cầu người dân di dời đến nơi ở an toàn và tiến hành khắc phục đường đi để đảm bảo xe lưu thông, đồng thời lên phương án sớm khắc phục đoạn sạt lở mới này cũng như những đoạn xảy ra trước đó trong thời gian sớm nhất.
Ngoài những khó khăn trên thì trong điều kiện giá cả nguồn nhiên liệu xăng, dầu tiếp tục tăng đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất, giá cả thị trường và tiêu dùng của người dân; đồng thời giá cả nhiều mặt hàng nông sản còn bấp bênh, thiếu nước sạch ở nông thôn, lộ giao thông nông thôn xuống cấp, kinh phí diễn tập khu vực phòng thủ chưa được phân bổ,… cũng là những khó khăn, trở ngại mà người dân và một số địa phương trong tỉnh đang gặp phải. Đặc biệt, một số công trình, dự án trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất nên dẫn đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn ở mức thấp. Cụ thể, hiện giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh là 962/3.443 tỉ đồng, đạt 27,94% kế hoạch năm.
Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết: Bên cạnh những kết quả ấn tượng đạt được trong thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vào những tháng đầu năm thì vẫn còn không ít những khó khăn, trở ngại ở phía trước, nhất là vào những tháng tới đây khi tình hình thiên tai, dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp. Vì vậy, các ngành và địa phương trong tỉnh cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị để đảm bảo đến cuối năm đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Trong đó, các ngành chức năng và địa phương trong tỉnh sớm có giải pháp tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải; đồng thời tiếp tục tập trung ưu tiên triển khai đồng bộ và có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án của tỉnh, trước mắt là hoàn thiện tốt các nội dung cho Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6 này và đầu tháng 7 tới. Bên cạnh đó, các ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở và người dân cần chủ động trong phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn, cũng như phòng, chống dịch bệnh trên người, nhất là dịch Covid-19 và sốt xuất huyết; tổ chức nhân rộng và hỗ trợ phát triển các mô hình liên kết, sản xuất hiệu quả và triển khai tốt các biện pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng, phù hợp với tình hình dịch bệnh; đồng thời chuẩn bị chu đáo để giải Mekong delta marathon tỉnh Hậu Giang năm 2022 được thành công…
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC