您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【giá kèo bóng đá】Lương tối thiểu vùng năm 2018: Khó tăng cao như kỳ vọng của người lao động 正文

【giá kèo bóng đá】Lương tối thiểu vùng năm 2018: Khó tăng cao như kỳ vọng của người lao động

时间:2025-01-25 19:34:24 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Đa phần các DN, đặc biệt là các DN sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, điện tử đều kiến ngh giá kèo bóng đá

da giay

Đa phần các DN,ươngtốithiểuvùngnămKhótăngcaonhưkỳvọngcủangườilaođộgiá kèo bóng đá đặc biệt là các DN sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, điện tử đều kiến nghị năm nay không tăng lương.

Xung quanh câu chuyện tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 với nhiều ý kiến còn chưa thống nhất, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về vấn đề này.

PV: Thưa ông, tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia (HĐTLQG), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đã đề xuất mức tăng 13,3%. Tuy nhiên, nhiều DN cho rằng mức tăng này quá cao và đề nghị năm 2018 không tăng lương, giữ nguyên mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Quan điểm của VCCI, cơ quan đại diện cho người sử dụng lao động, về vấn đề này ra sao?

Ông Hoàng Quang Phòng:Từ 1/1/2018, mức đóng BHXH sẽ được tính trên sàn tất cả các mức đóng chứ không chỉ có phần lương như hiện nay, tức là dựa trên tổng thu nhập của DN được hưởng để lấy tỷ lệ phần trăm đóng BHXH. Như vậy sẽ đội chi phí DN lên rất cao và vượt quá khả năng chi trả. Chính vì lẽ đó, đa phần các DN, đặc biệt là các DN có nhiều lao động như dệt may, da giày, điện tử đều kiến nghị là năm nay không tăng lương.

Trong 10 năm qua, lương tối thiểu tăng liên tục và bình quân tăng trên dưới 12%. Cơ sở để tăng lương là năng suất lao động, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chất lượng việc làm và tăng GDP. Như vậy, với mức độ tăng GDP bình quân năm trên dưới 3 – 5% và mức tăng năng suất lao động tương tự, tăng CPI cũng chỉ ở mức trên dưới 3%, thì việc tăng lương hàng năm là không hợp lí.

phong
Ông Hoàng Quang Phòng

Chúng tôi đồng ý là lương tối thiểu hiện tại mới chỉ đáp ứng trên dưới 90% mức sống tối thiểu. Theo thông lệ, mức lương tối thiểu nên có dư địa để còn thương lượng tập thể, ví dụ như thương lượng thưởng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật… Nếu mức lương tối thiểu cao như thời gian qua thì dư địa này sẽ không còn. Về vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với 30 hiệp hội DN, trong đó có 16 hiệp hội DN nước ngoài và đều nhận được yêu cầu như vậy. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ tổng hợp báo cáo HĐTLQG để phân tích. Quan điểm của chúng tôi, sẽ căn cứ vào phân tích của HĐTLQG và kiến nghị của DN để đề xuất một mức độ phù hợp, làm sao đáp ứng được khả năng chi trả của DN và năng lực cạnh tranh thực sự của nền kinh tế.

PV: Giải đáp kiến nghị của DN về đề xuất không tăng lương mới đây, HĐTLQG cho rằng, mức tăng lương tối thiểu vùng cần hài hòa lợi ích quốc gia về vấn đề việc làm, khả năng chi trả của DN và nhu cầu người lao động. Ông bình luận gì về vấn đề này?

Ông Hoàng Quang Phòng:Trong Nghị quyết 35/NQ-CP cũng nêu rõ xem xét điều chỉnh mức tăng lương tối thiểu làm sao cho phù hợp với mức độ tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và khả năng của DN. Trong thời điểm cạnh tranh gay gắt như hiện tại, DN phải chịu rất nhiều áp lực về thị trường, công nghệ, chi tiêu… nên năm nào cũng tăng sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước có trên 61.000 DN được thành lập mới nhưng lại có 43.300 DN thoát ly khỏi thị trường và gần 15.000 DN có xu hướng mở cửa trở lại. Vậy là cứ 3 DN ra đời thì có 2 DN phải đóng cửa.

Nếu tăng lương tối thiểu nhiều thì DN buộc phải cơ cấu lại sản xuất, tập trung vào một số ngành kinh doanh cốt lõi và giảm lao động. Như vậy vô hình trung khi một số lao động được tăng lương thì số khác lại mất việc làm. Do đó, thất nghiệp sẽ gia tăng, thậm chí nhiều người trong số đó đã được DN bỏ chi phí đào tạo sẽ rất lãng phí. Vì lẽ đó, DN mong muốn trong 10 năm qua tiền lương liên tục tăng thì năm nay có thể giãn không tăng.

PV: DN luôn nói rằng, tăng lương phải đi đôi với tăng năng suất lao động, song quan điểm của Tổng LĐLĐVN là khi chưa cải thiện được mức sống tối thiểu thì chưa thể bàn đến vấn đề năng suất. Ý kiến của cơ quan đại diện cho người lao động như vậy, theo ông có thỏa đáng?

Ông Hoàng Quang Phòng: DN luôn phải tăng năng lực cạnh tranh, do đó cần phải tính đến năng suất lao động. Đây cũng là một yếu tố cần trong thương lượng về lương thưởng cho người lao động. Do đó, ngoài mức lương ra người lao động có thể thương lượng với DN để được hưởng những khoản khác ngoài lương tối thiểu, nhằm khỏa lấp những thiếu hụt để đảm bảo cuộc sống và an tâm hơn với việc làm trong DN.

Tôi nghĩ hiện tại số lượng chịu tác động của lương tối thiểu trong tổng số người lao động không nhiều, bởi vì có những DN đã trả lương vượt quá mức lương tối thiểu rất nhiều, dù số này chủ yếu thuộc những ngành sử dụng công nghệ cao, hoặc không phải sử dụng nhiều lao động. Nói như vậy để người lao động ý thức được trách nhiệm của mình với DN và ngược lại. Nếu DN có khả năng chi trả mà không tăng lương cho người lao động thì tôi cho đấy là vô trách nhiệm. Nhưng nếu người lao động hiểu rằng, DN của mình không đủ khả năng chi trả mà vẫn đòi lương cao hơn thì cũng là vô trách nhiệm.

PV: Vậy ở góc độ đại diện cho giới chủ sử dụng lao động, theo quan điểm của ông, năm nay nên tăng lương cho người lao động ở mức độ nào là hợp lí để đạt được sự hài hòa giữa các bên?

Ông Hoàng Quang Phòng: Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ mức đề xuất của Tổng LĐLĐVN, cũng như trao đổi với các DN, hiệp hội DN, đặc biệt là DN có nhiều lao động để điều chỉnh với mức phù hợp. Tuy nhiên, mức này không thể cao quá như đề nghị dự kiến mà các cơ quan đã nêu. Mức cụ thể chúng tôi đang xem xét và sẽ công bố trong phiên họp lần tới. Chúng tôi phải cân nhắc ở nhiều khía cạnh, vì đây là vấn đề có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với các DN.

Tôi khẳng định rằng, chưa bao giờ DN lại yêu quý người lao động như lúc này. Bởi vì họ quan tâm là để người lao động an tâm làm việc tại DN, đáp ứng được các yêu cầu về tăng năng suất lao động và giải quyết được các đơn hàng. Nếu hình dung đơn hàng đã ký rồi mà không có người làm thì chịu thiệt hại nhất là DN; khi đó sẽ không đủ khả năng để chi trả và tăng lương cho người lao động, như vậy cả DN và người lao động đều bị thiệt thòi.

Do đó, chúng tôi rất cần sự cảm thông, chia sẻ của người lao động. Mặt khác, DN cũng cần có những kế hoạch nâng cấp về trình độ quản trị, năng lực quản lý, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, duy trì được chất lượng sản phẩm. Từ đó, tăng năng lực cạnh tranh, góp phần duy trì tăng trưởng bền vững để nâng cao năng lực chi trả. Chỉ có làm được như vậy thì chúng ta mới đáp ứng được yêu cầu của việc tăng lương cho người lao động theo lộ trình mong muốn.

PV: Xin cảm ơn ông

Mai Đan (thực hiện)