当前位置:首页 > Cúp C2

【fiorentina vs empoli】Làn sóng dịch Covid

Công tác xét nghiệm là một trong những biện pháp hiệu quả để  phòng chống dịch bênh. Ảnh Bộ Y tế.
Công tác xét nghiệm là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng chống dịch bênh. Ảnh: Bộ Y tế.

Cơ bản kiểm soát được

Hơn 5 tháng qua, Việt Nam đã trải qua đợt dịch thứ tư nguy hiểm với biến thể Delta lây nhiễm nhanh, mạnh hơn so với chủng virus cũ. Ở đợt dịch này đã có những diễn biến phức tạp tại Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh và các tỉnh phía Nam, số ca mắc ghi nhận cũng tăng cao gấp nhiều lần so với các đợt dịch trước đó.

Để nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh, Bộ Y tế đã huy động gần 30.000 lượt thầy thuốc từ các đơn vị y tế tuyến Trung ương và địa phương, hàng triệu chiến sĩ quân đội, công an, tình nguyện viên hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại các điểm nóng dịch Covid-19… Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tuyến Trung ương thiết lập 14 trung tâm hồi sức tích cực Covid-19; phối hợp với lực lượng quân y triển khai hơn 500 trạm y tế lưu động để kịp thời chăm sóc và cấp cứu các ca nhiễm trong cộng đồng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ: “Hơn 5 tháng qua là thời gian khó khăn và đầy thử thách của ngành Y tế. Cùng một lúc, chúng ta phải thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ: Thần tốc chống dịch, hạn chế số lượng ca mắc, điều trị giành giật sự sống cho các bệnh nhân, giảm thiểu số ca tử vong; đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng đảm bảo hiệu quả, an toàn để sớm bao phủ vắc xin cho người dân. Bên cạnh đó, phải tiếp tục củng cố vững chắc thành trì an toàn tại các địa phương không có dịch và duy trì công tác chăm sóc sức khỏe khám và điều trị bệnh cho người dân”.

Đến nay, dịch bệnh tại nhiều địa phương đã và đang dần được kiểm soát, số ca mắc cũng giảm đáng kể. Ngày 19/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.034 ca nhiễm mới. So với giai đoạn nửa cuối tháng 9/2021 (có những ngày ghi nhận gần 12.000 ca mắc), số ca mắc mới và ca tử vong có xu giảm rõ rệt. Các tỉnh phía Nam và Hà Nội đã chấm dứt giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội kéo dài.

Đơn cử, tại hai TP lớn là Hà Nội và TPHCM cuộc sống của người dân đang dần trở về trạng thái bình thường mới. UBND TP Hà Nội đã cho phép các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ; các cơ quan, nhà máy xí nghiệp đã đi làm bình thường trở lại.

Người dân TPHCM đã có thể đi lại khi có việc cần thiết, các cửa hàng kinh doanh ăn uống bán mang đi cũng trở nên nhộn nhịp hơn. Đặc biệt, ngày 20/10, hơn 230 học sinh tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ trở lại trường sau hơn 160 ngày nghỉ để tránh dịch Covid-19.

Không chủ quan

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, sau đợt dịch thứ tư, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới và các chuyên gia đều nhận định dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát hoàn toàn được trong năm 2021 và năm 2022, thậm chí còn có thể xuất hiện biến chủng mới nên việc phòng chống dịch rất khó lường. Số ca nhiễm vẫn có thể tăng cao, việc bao phủ vắc xin của Việt Nam cũng đang ở mức còn khiêm tốn.

Bộ Y tế khuyến cáo, các địa phương không được coi nhẹ công tác phòng, chống dịch, bởi số ca nhiễm mới vẫn còn nhiều; phải tiếp tục tăng cường năng lực phòng, chống dịch của y tế địa phương nói riêng, chủ động chuẩn bị mọi phương án phòng, chống dịch theo nguyên tắc “4 tại chỗ”. Bởi nguy cơ dịch bệnh bùng phát vẫn đang hiện hữu tại nhiều địa phương khi số lượng người từ một số tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM trở về quê lớn.

Thực tế, trong những ngày gần đây một số tỉnh như: Phú Thọ, Thanh Hóa, Nam Định, Nghệ An, Hà Nam… đã ghi nhận những ca mắc ngoài cộng đồng. Đặc biệt, tại tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa, Nam Định đã có ổ dịch mới bùng phát trong cộng đồng, không rõ nguồn lây.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cho rằng, nếu những người về quê không khai báo trung thực sẽ rất khó cho cơ quan chức năng phân loại để cách ly hợp lý, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan dịch bệnh. Khi thực hiện cách ly tập trung, nguy cơ lây nhiễm chéo vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, các khu cách ly tập trung cần phải kiểm soát chặt vấn đề lây nhiễm chéo, phải triệt để gia đình cách ly với gia đình, tuân thủ 5K trong phòng dịch.

Căn cứ theo hướng dẫn phân cấp độ dịch tại Quyết định 4800 của Bộ Y tế, tính đến tối ngày 19/10, TPHCM đang ở cấp độ 2 giảm 1 cấp so với tuần trước. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Y tế TPHCM, việc đánh giá cấp độ chỉ mang tính tực thì tại thời điểm hiện tại, không có giá trị vĩnh viễn. Các cơ sở y tế luôn phải trong trạng thái sẵn sàng các phương án để thu dung, điều trị các ca mắc Covid-19.

Từ ngày 27/4 đến ngày 23/10, cả nước đã ghi nhận có 884.895 ca nhiễm, trong đó có 804.664 người đã khỏi bệnh, 21.620 bệnh nhân tử vong. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TPHCM (421.928 ca), Bình Dương (221.679 ca), Đồng Nai (61.216 ca); Long An (33.956 ca); Tiền Giang (15.049 ca); hơn 20 tỉnh, thành phố trên cả nước đã phải thực hiện giãn cách xã hội trong một thời gian dài.
Theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, có 4 cấp độ dịch gồm: Cấp 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2 (nguy cơ trung bình) tương ứng với màu vàng; cấp 3 (nguy cơ cao) tương ứng với màu cam; cấp 4 (nguy cơ rất cao) tương ứng với màu đỏ. Tính đến ngày 21/10, có 63 tỉnh, thành phố đã đánh giá xong cấp độ dịch.

分享到: