【ty le keo bd hom nay】Lãnh đạo SCIC lên tiếng về những thông tin ‘lùm xùm’ trước mùa đại hội cổ đông

 人参与 | 时间:2025-01-10 19:06:08

SCIC

Lương người đại diện của SCIC không chảy vào túi cá nhân

Trong thời gian qua,ãnhđạoSCIClêntiếngvềnhữngthôngtinlùmxùmtrướcmùađạihộicổđôty le keo bd hom nay có một số ý kiến nêu về mức trả lương khủng từ các doanh nghiệp cho những cán bộ SCIC tham gia Hội đồng quản trị ở những doanh nghiệp SCIC quản lý vốn nhà nước, thậm chí có một số cán bộ SCIC kiêm nhiệm ở nhiều công ty cùng một lúc…

Ông Lê Song Lai – Phó Tổng giám đốc SCIC cho biết: "Bản thân tôi làm đại diện phần vốn nhà nước do SCIC quản lý ở khá nhiều doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp niêm yết lớn như Vinamilk, FPT, Vinare, Bảo Minh… và mức lương được Vinamilk năm 2014 hình như khoảng 770 triệu đồng, còn ở FPT 20 triệu đồng/tháng, ở Vinare 15 triệu đồng/tháng, Bảo Minh 5 triệu đồng/tháng...".

Tuy vậy, ông Lê Song Lai cho biết, theo nghị định của Chính phủ và quy chế của SCIC, thì các thù lao, lợi ích vật chất của những người đại diện vốn SCIC nếu được hưởng phải chuyển về tổng công ty.

Chủ tịch HĐTV SCIC Nguyễn Đức Chi cũng cho biết: Số tiền thù lao các doanh nghiệp trả cho người đại diện của SCIC trong năm 2015 được ghi nhận là khoảng 11,8 tỷ đồng. "Nhưng thù lao cho người đại diện SCIC kiêm nhiệm đều công khai và tuân theo quy định của Bộ Tài chính, quy chế tài chính của SCIC. Số tiền đó được đưa về quỹ chung, tính vào doanh thu của SCIC và không có người đại diện nào được nhận khoản tiền đó”, ông Chi khẳng định.

Đồng hành cùng DN và tuân thủ nguyên tắc thị trường

Trao đổi về vai trò cổ đông SCIC trước mùa đại hội cổ đông năm 2016, ông Nguyễn Đức Chi cũng chia sẻ cho biết, cũng đã có một số ý kiến khác nhau về vai trò cổ đông của SCIC, tuy nhiên quan điểm nhất quản, xuyên suốt của SCIC đối với các doanh nghiệp (DN) mà SCIC giữ vai trò cổ đông cùng đồng hành, cùng vào cuộc với DN và hành xử theo nguyên tắc thị trường.

a chi

Ông Nguyễn Đức Chi

Ông Chi chia sẻ rằng: “Mùa đại hội cổ đông có câu chuyện thông tin về nhân sự DN, ban điều hành DN mà SCIC có vốn. Chúng tôi luôn luôn muốn cùng các cổ đông khác trao đổi, hài hòa quyền lợi của các cổ đông và đạt thống nhất, kể cả về nhân sự. Nếu không đạt được sự đồng thuận thì không còn con đường nào khác thì phải thực thi theo pháp luật, kể cả việc thoái vốn”.

Phó Tổng giám đốc SCIC Lê Song Lai cũng cho rằng: “SCIC thường là cổ đông lớn trong DN nên lợi ích gắn với sự phát triển của DN. DN có phát triển thì SCIC mới phát triển được. Ví dụ như nhiều cổ đông thích cổ tức cao nhưng mình muốn DN phát triển thì xử lý sao? Đó là điều khó. Quan điểm là kéo gần lợi ích cổ đông nhà nước với các cổ đông nhất có thể, tạo sự đồng thuận. Nếu không được thì sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Hiện SCIC đang còn nắm giữ phần vốn nhà nước tại gần 200 doanh nghiệp. Có những DN do SCIC nắm giữ chi phối, cũng có những DN nắm tỷ lệ thấp dưới 10%... Tuy nhiên, theo ông Chi, dù trong trường hợp nào thì SCIC vẫn luôn đảm bảo quyền lợi cổ đông nhà nước, hài hòa và đồng hành cùng doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả nhất và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Tuy vậy, “SCIC là DN đầu tư, kinh doanh vốn nên quan điểm cũng khác trước kia, không theo mệnh lệnh hành chính mà theo nguyên tắc thị trường, lợi ích Nhà nước trên vốn đó là trên hết. Nếu giữ lại DN tốt hơn thì giữ lại, đầu tư thêm. Trong trường hợp lợi ích của SCIC và các cổ đông khác nhau thì áp dụng quy tắc thị trường và có thể thoái vốn khỏi DN. Còn khi chưa bán thì phải làm hết trách nhiệm trước quyền lợi Nhà nước ở DN đó”, ông Chi nêu rõ quan điểm.

Hoạt động đầu tư sẽ là trọng điểm của SCIC thời gian tới

SCIC trong thời gian qua được nhắc đến nhiều với cái tên gọi là “siêu tổng công ty” và cũng có ý kiến cho rằng SCIC đang nắm giữ một lượng vốn lớn, nhưng tỷ lệ giải ngân đầu tư lại không cao.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Chi cho biết: Sau 10 năm kể từ khi thành lập, SCIC đã thực hiện tái cơ cấu, bán vốn thành công tại hơn 800 doanh nghiệp, thu về cho Nhà nước hơn 10.800 tỷ đồng, với thặng dư bán vốn hơn 6.200 tỷ đồng, đạt tỷ lệ gấp khoảng 2,4 lần.

Đến nay, SCIC chỉ còn nắm giữ, quản lý vốn nhà nước ở khoảng gần 200 khoản đầu tư với tổng giá vốn khoảng hơn 20 nghìn tỷ đồng. Thực tế cho thấy dù giảm về số lượng, nhưng tổng giá trị vốn nhà nước lại gia tăng.

Còn nói đến hoạt động đầu tư, ông Chi cho biết: Đầu tư như là 1 trong 3 chân kiềng của SCIC. Nhưng có thể thấy rằng, trong giai đoạn vừa qua đầu tư không phải là dễ. Trong khi đó, đầu tư 1 dự án thì 3 năm đầu phải đổ tiền ra, 2 năm lỗ kế hoạch năm thứ 6 có dòng tiền mới về. Thế nhưng, điều này lại vướng câu chuyện là vô cùng khó khăn đó là câu chuyện trách nhiệm.

“Đầu tư 3 dự án hiệu quả nhưng 1 dự án không hiệu quả là đối mặt rủi ro cá nhân ngay lập tức. Các đoàn kiểm tra, kiểm toán khi vào doanh nghiệp đều phân tích điều này và với dự án chưa thành công lại gắn trách nhiệm cá nhân, tập thể. Đó quả thực là những hạn chế, trở ngại dù tổng thể hoạt động đầu tư tốt”, ông Chi chia sẻ.

Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh vốn trong thời gian qua cũng cho thấy SCIC đã đạt được những hiệu quả khá nổi bật. Theo báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động của SCIC cho thấy, hiệu quả hoạt động đầu tư kinh doanh của SCIC luôn đạt mức cao so với mức bình quân chung của các tập đoàn, tổng công ty và DNNN. So với thời điểm thành lập doanh thu tăng gấp 55,5 lần; Vốn chủ sở hữu tăng gấp 11,5 lần; Tổng tài sản tăng gấp 15 lần; Lợi nhuận sau thuế tăng gấp 53 lần; Nộp ngân sách nhà nước tăng 36 lần so với năm đầu thành lập; Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân 12,3%/năm; Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA) bình quân 5,7%/năm…

a lai

Ông Lê Song Lai

Chia sẻ về định hướng hoạt động đầu tư của SCIC trong thời gian tới, Phó Tổng giám đốc SCIC Lê Song Lai cho biết: Sau một thời gian SCIC tập trung vào công tác quản trị công ty và thoái vốn ở những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, đến thời điểm này SCIC đã có những tích lũy nhất định.

"Giờ đây, SCIC sẽ chắc chắn xác định đầu tư là công tác trọng điểm, nhưng quan trọng là đầu tư hiệu quả" - ông Lai khẳng định.

Cùng quan điểm này, ông Chi cũng cho biết, hiện SCIC đang nắm vốn nhiều DN khác nhau nên nếu phát hiện cơ hội đầu tư thì có thể đầu tư thông qua những DN đó.

Nhưng ông Nguyễn Đức Chi cũng chia sẻ rằng, “để đảm bảo hiệu quả và phát huy đồng vốn nhà nước, thì với góc độ của SCIC, việc bán, giữ, đầu tư thêm cần được xem xét cụ thể. Nếu giữ mà lợi ích tốt hơn thì giữ lại và đầu tư thêm để tăng lợi nhuận, còn việc thoái vốn thì khi nào đánh giá thị trường tốt nhất sẽ đưa ra quyết định”./.

Mai An

顶: 5踩: 95578