【lich bong đa y】Sinh viên nên học ngành gì để tránh thất nghiệp?

sinh vien nen hoc nganh gi de tranh that nghiep

Sinh viên cần có chọn lựa ngành học phù hợp với khả năng và nhu cầu xã hội. Ảnh T.D.

Tỷ lệ thất nghiệp cao

Chỉ tính đến đầu năm 2017, cả nước đã có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp và con số này có xu hướng tiếp tục tăng lên mạnh mẽ trong thời gian tới. Theo TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, ở Việt Nam hiện nay, xu thế người học vào giáo dục đại học vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao của những người tốt nghiệp đại học trở lên. Nguyên nhân thất nghiệp không phải do chất lượng đào tạo trình độ đại học thấp mà do cơ cấu trình độ lao động bất hợp lý. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp, năm 1979, cứ một người học đại học thì có 2 người trình độ trung cấp, 7 người trình độ công nhân kỹ thuật, nhưng đến năm 2012 thì 1 người học đại học, chỉ có 0,46 người trình độ trung cấp và 0,58 người lao động kỹ thuật. Năm 2016, cứ 1 người học đại học trở lên chỉ có 0,35 người trình độ cao đẳng, 0,65 người trình độ trung cấp và 0,4 người trình độ sơ cấp.

Trong khi phần lớn học sinh, sinh viên tốt nghiệp đều không đáp ứng được ngay yêu cầu công việc, kỹ năng thực hành còn yếu và thiếu những kiến thức kỹ năng mềm, khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế công việc còn lớn, đa phần doanh nghiệp phải đào tạo lại, đào tạo bổ sung. Chính vì vậy, mới có hiện tượng, người học tốt nghiệp khá giỏi chiếm tỷ lệ cao nhưng vẫn thất nghiệp do không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết, khảo sát thực tế nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp qua các năm cho thấy nhu cầu nhân lực trung cấp và cao đẳng luôn chiếm tỉ trọng cao. Đặc biệt, trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng không quá chú trọng bằng cấp. Bằng cấp cao không phải là yếu tố quyết định trong chuyện dễ hay khó xin việc, nhân lực phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, đảm bảo kiến thức chuyên môn và kĩ năng nghề mới là yếu tố chính đưa người lao động đến với thành công.

Chẳng hạn như, thị trường lao động TP.HCM đang phát triển với yêu cầu tăng cường nhanh nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức kỹ năng về khoa học, công nghệ, quản lý, sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, trong điều kiện TP.HCM được giao cơ chế đặc thù và bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nhu cầu lao động của thành phố và cả nước sẽ là nguồn lao động chất lượng cao. Tuy nhiên hạn chế về phát triển thị trường lao động thành phố vẫn chưa đồng bộ, còn thể hiện sự chênh lệch cung – cầu lao động về số lượng; đặc biệt chất lượng chưa phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập. Nghịch lý ở đây, TP.HCM đang rất thừa lao động nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề trong định hướng phát triển, ông Tuấn nhấn mạnh.

Ngành nghề cần nhiều nhân lực chất lượng cao

Theo đó, để khắc phục tình trạng trên đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải xác định nhu cầu nguồn nhân lực theo vị trí việc làm của xã hội. Các chuyên gia cho rằng, các cơ sở đào tạo phải xây dựng được chuẩn đầu ra phù hợp với từng vị trí công việc mà người làm sẽ đảm nhận sau khi tốt nghiệp và phải được cập nhật thường xuyên công nghệ. Chẳng hạn, cùng đào tạo nhân lực ngành điện tử nhưng nhu cầu của từng mảng, từng hãng điện tử đều có khác. Phải đào tạo đúng từng vị trí nhu cầu này mới nâng cao và phát triển được lao động trong các ngành công nghệ cao.

Theo khảo sát của Trung tâm Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, có 8 nhóm ngành sẽ cần nguồn nhân lực ở nước ta trong giai đoạn tới, bao gồm: Công nghệ kỹ thuật, kinh tế dịch vụ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, sư phạm, chăm sóc sức khỏe, công nghệ cao trong nông nghiệp, văn hóa - thể dục - thể thao. Trong đó, tại TP.HCM ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao nhóm ngành dịch vụ và ngành công nghiệp chủ lực. Trong đó ưu tiên cho nhóm ngành Cơ khí chế tạo chính xác và Tự động hóa, Điện tử và CNTT, Chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế, Hóa chất – Hóa dược và Mỹ phẩm.

Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ thiết bị điện tử như máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, điện thoại di động, máy tính bảng và thiết bị chơi game để tương tác với người dùng, kéo theo một xu hướng tuyển dụng nhân lực trong năm 2018 nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong chuyên ngành Digital marketing – sự kết hợp giữa kiến thức thương mại điện tử, công nghệ thông tin và marketing… Thương mại điện tử sẽ phát triển mạnh, thu hút nhiều nhân lực và xuất hiện nhiều dự án khởi nghiệp mới, nhu cầu nhân lực gia tăng ở các ngành vận tải, dịch vụ thu hộ; các cơ chế, chính sách của thành phố thu hút sự đầu tư của các công ty nước ngoài, nên rất cần nguồn lực biên phiên dịch chất lượng cao.

Thế nhưng dù bất cứ hình thức nào, khi đã xác định hội nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người học cần phải xác định được rõ mục tiêu của mình, chủ động và cầu thị trong tinh thần tự học, trang bị các kỹ năng, trình độ để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.

La liga
上一篇:Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
下一篇:Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại