Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Văn Bá Tín cho biết,ầnphốihợpvớiHảiquanbảohộquyềnsởhữutrítuệbongdao cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, mức độ gian lận thương mại quốc tế cũng ngày càng gia tăng dưới nhiều hình thức, thủ đoạn. Nhiều vụ việc phát hiện có tính chất nghiêm trọng. Trong đó, tội phạm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đang là một vấn nạn đe dọa ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sức khỏe con người, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế thương mại chân chính.
Đặc biệt, hiện nay ngành Hải quan đang triển khai chế độ kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK qua hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS. Việc thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa sẽ nhanh hơn, thông thoáng hơn, do đó vai trò của cơ quan Hải quan trong bảo hộ quyền SHTT, chống hàng giả là một yêu cầu cấp thiết nhằm phát hiện, ngăn chặn các hoạt động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Trước yêu cầu mới trong việc đảm bảo quyền SHTT khi thực hiện VNACCS/VCIS, Phó Đội trưởng Đội 4– Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan Trần Việt Hưng cho rằng, điều mà các DN đang quan tâm là việc áp dụng Hệ thống thông quan điện tử tự động VNACCS/VCIS với tốc độ tiếp nhận và xử lý thông tin rất nhanh có bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ của các DN hay không?
Ông Hưng khẳng định, việc áp dụng VNACCS/VCIS vẫn đảm bảo quyền SHTT của các DN. Cơ quan Hải quan có một hệ thống cơ chế quản lý và lực lượng để bảo vệ quyền SHTT. Tuy nhiên, hệ thống VNACCS/VCIS mới được triển khai nên rất cần thông tin cụ thể về các nhãn hiệu, sự chia sẻ của các DN về kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền SHTT ở các nước trên thế giới. Qua đó cơ quan Hải quan sẽ sàng lọc, phân tích để xây dựng phương thức giám sát, kiểm soát hiệu quả nhất.
Tại hội nghị, Tổ chức React phối hợp với đại diện 11 nhãn hiệu quốc tế (LOUIS VUITON, CROCS, CROPLIFE, THE NORTH FACE, LONGCHAMP, COLGATE-PALMOLIVE, ABERCROMBIE & FITCH, STIHL, LVMH, ASICS, KERING) đã giới thiệu cách phân biệt giữa hàng thật và hàng giả một số dòng sản phẩm, các nhà sản xuất, cách thức trao đổi luồng hàng.
Đại diện các nhãn hàng cũng đưa ra những ý kiến đóng góp cho cơ quan Hải quan trong việc kiểm soát hàng hóa bảo vệ quyền SHTT. Theo ông Lê Việt Hùng, đại diện SHTT nhãn hiệu THE NORTH FACE: hệ thống thông quan điện tử mới có thể kiểm soát được bất cứ đâu. Chính vì vậy, phải có sự kiểm soát từ trung tâm. Trường hợp phát hiện dấu hiệu nghi ngờ thông báo cho địa phương để thực hiện tăng cường kiểm tra, kiểm soát. Bên cạnh đó, ông Hùng cũng cung cấp cho cơ quan Hải quan nhiều thông tin về các dấu hiệu phân biệt hàng thật, hàng giả các sản phẩm của nhãn hiệu. Ví dụ, một sản phẩm của hãng chỉ có thể của xuất xứ ở nột nước. Nếu nhãn thể hiện nội dung khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Pháp thì sản phẩm này là hàng giả.
Đối với nhãn hiệu LONGCHAMP, đại diện của hãng này cho biết, nhãn hiệu có các nhà sản xuất tại nhiều nước trên hế giới. Tuy nhiên sau khi sản xuất xong các sản phẩm của nhãn hiệu đều được đưa trở lại Pháp và xuất xứ sản phẩm được ghi tại Pháp. Việt Nam là thị trường mới của LONGCHAMP, hiện nay chỉ có một công ty duy nhất được ủy quyền NK tại Việt Nam.
Đại diện nhiều nhãn hàng cho biết thêm, việc vận chuyển các sản phẩm của nhãn hàng được quy định rất chặt chẽ. Mỗi container chỉ vận chuyển từng sản phẩm nhất định và không ghép chung nhiều loại hàng hóa với nhau. Đặc biệt bao bì, bao gói của sản phẩm đều theo một quy chuẩn có đầy đủ thông tin ví dụ như: nước sản xuất, nhà sản NK, tuyến đường vận chuyển, hãng vận chuyển...
Theo Phó Cục trưởng Văn Bá Tín, những thông tin của các nhãn hàng đã trang bị rất nhiều kiến thức cho các cán bộ Hải quan, giúp nâng cao kỹ năng phát hiện hàng thật hàng giả trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Để đảm bảo công tác phối hợp giữa cơ quan Hải quan và DN trong việc bảo vệ quyền SHTT, đại diện các đơn vị tham dự cuộc họp đều thống nhất sẽ tăng cường cung cấp thông tin của lô hàng ngay từ trước khi lô hàng được NK làm cơ sở cho cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, kiểm soát hàng bảo vệ SHTT.