您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【xem trưc tiep bong da】Thương nhớ đình làng

Ngoại Hạng Anh574人已围观

简介(CMO) Về thăm nhà, tôi dừng xe, ngắm nghía ngôi đình, bỗng thằng cháu từ trong đình vừa cười vừa chạ ...

Báo Cà Mau(CMO) Về thăm nhà, tôi dừng xe, ngắm nghía ngôi đình, bỗng thằng cháu từ trong đình vừa cười vừa chạy ra khoe: “Chiều nào con với mấy bạn cũng ra đình chơi, vui lắm…”. Bao ký ức trong tôi ùa về, nhớ hồi đó mình cũng như tụi nhỏ bây giờ, chỉ thấy sân đình là nơi vui nhất.

Ðình sừng sững, uy nghiêm bên bờ kinh xáng Cà Mau - Bạc Liêu. Trường tiểu học nằm cạnh đình, giờ ra chơi chúng tôi thường kéo nhau qua sân đình mát rượi chơi nhảy dây, bắn đạn… Những ngày mưa dầm, nắng gắt, chúng tôi trú trong đình chơi thảy đá, trốn tìm. Mấy cây cột đình to đến nỗi chỉ đứng phía sau là có thể trốn được và dễ lẻn ra “đều” khi đối phương sơ suất. Thời gian nghỉ hè, bọn tôi cũng họp nhóm ở sân đình để tung tăng thả diều, chạy giỡn. Tết đến, đình làng càng đông vui, sau những nghi thức cúng kiếng, cầu khấn, mọi người ngồi bên nhau nhâm nhi chung trà, ly rượu, còn con nít thì tha hồ vui chơi mà ít khi bị rầy la… 

Ăn Tết xong, bọn trẻ xóm tôi lại trông mau đến cúng đình (lễ hội Kỳ yên) vào 20-22/2 âm lịch, để được cùng ông bà, cha mẹ dẫn ra đình xem hát bội, được xúng xính quần áo đẹp và ăn bánh kẹo thoả thích mấy ngày liền. Người lớn thì cực lắm, phải thức cả đêm làm xôi, gói bánh, để kịp sáng sớm mang ra đình cúng bái, cầu lúa trúng mùa, gia đạo bình an… Hồi đó chưa có lộ xe, 2, 3 nhà gần nhau đi chung một chiếc xuồng, thay phiên chèo ra đình. Bến sông đình chật kín xuồng chèo, vỏ máy. Bà con xóm trên xóm dưới ăn mặc chỉnh tề, bưng bê đủ thứ phẩm vật, nét mặt tươi vui hớn hở chào hỏi rôm rả.

Nghi lễ cúng bái tại đình thần Nguyễn Trung Trực.

Ông nội tôi bảo rằng, cúng đình hàng năm không chỉ để vui chơi, mà nhằm tưởng niệm và ghi nhớ công lao của vị anh hùng vì dân vì nước, các bậc tiền nhân có công khai mở đất này. Ðình này thờ Nguyễn Trung Trực, nên ngoài lễ hội Kỳ yên, ngày 28/8 âm lịch hàng năm còn tổ chức lễ giỗ vị anh hùng này. Lớn lên được học lịch sử, hiểu về hoàn cảnh ra đời của câu nói bất hủ "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây", tôi càng tự hào về quê mình có ngôi đình thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, với những nét văn hoá dạy con người sống nghĩa nhân và biết tri ân nguồn cội.

Theo tài liệu ghi lại, đình được kiến lập từ năm 1885 do các ông Trần Văn Núi, Thân Sang và Xã Trụ mang lư hương thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực từ Rạch Giá - Kiên Giang về làng Thạnh Huề (nay là xã Phong Thạnh Tây, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu), dựng ngôi đình bằng cây lá tạm bợ, lấy tên là đình Thạnh Huề để che mắt địch. Ðến năm 1915, đình được di dời về xóm Cây Gừa, làng An Trạch (nay là xã An Trạch A, huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu). Khi đất nước thống nhất, chính thức đổi tên thành đình Nguyễn Trung Trực. Trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước, đình là nơi đóng quân, nuôi chứa bộ đội, nên đình Nguyễn Trung Trực trở thành một trong những mục tiêu bắn phá của kẻ thù. Ðình được công nhận Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh năm 2006.

Mái ngói rêu phong, đình làng là chứng nhân cho những biến đổi thăng trầm của quê hương. Các vị cao niên kể lại, hồi đó đình là nơi tổ chức hội họp bầu bán quan chức trong làng; là tiếng trống thúc thuế, tiếng loa inh ỏi từ đình toả đi khắp đường làng ngõ xóm. Những năm kháng chiến, đình làng là nơi tiễn những thanh niên lên đường nhập ngũ, với những cái nắm tay bịn rịn, và có cả giọt nước mắt lặng thầm của kẻ ở người đi. Thời bao cấp còn hợp tác xã, làm đổi công, tính điểm, lao xao chuyện chia lúa ngoài sân đình…

Thật chẳng thể đếm hết bước chân đã lưu dấu bao lần nơi đình làng, chỉ biết rằng từng nếp ngói, cái cột, cái kèo cho đến những góc sân đình đã hằn sâu trong trí nhớ bao người. Dưới mái đình này, chúng tôi từ những đứa trẻ chân đất đầu trần đã trở thành những người có ích cho xã hội trên mọi miền Tổ quốc, bạn tôi giờ là công an, kỹ sư, nhà giáo, nhà báo… Mỗi lần trò chuyện qua điện thoại, chúng tôi lại nhắc nhớ về những ngày mưa lớn trường dột, thầy trò loi ngoi ôm sách vở chạy qua đình học tạm. Ước mơ của tôi, của bạn được dệt bên mái đình thân thương ấy.

Mỗi dịp về thăm quê hay tham gia lễ hội Kỳ yên, kỷ niệm tuổi thơ lại ùa về trong tôi. Con đường đất chính của xóm, một thời tôi vẫn chân không chạy nhảy, giờ đã là đường nhựa phẳng lì. Song, dân quê tôi vẫn vẹn nguyên tấm lòng với tiền nhân, dù đình đã ngoài 100 năm tuổi. Các nghi thức của lễ hội Kỳ yên vẫn được lưu giữ, phát huy hợp thời. Hoà mình vào dòng người mang phẩm vật cúng bái, có cụ lưng còng, tóc bạc đến ngày cúng đình là kêu con cháu đưa về quê bằng được để tỏ lòng thành kính. Tôi còn thấy những người trẻ chăm chú, lân la tìm hiểu các nghi thức của lễ, như thỉnh sắc thần, cúng tế chiến sĩ, thần nông… Thật đáng quý!

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Lê Quang Ngọc nhận định: "Tôi đã đi nhiều nơi, những ngôi đình lớn ở các làng nổi tiếng thường đặt ở vị trí trung tâm của làng, trong khuôn viên rộng rãi đàng hoàng. Các con đường thường né tránh nó để làm tôn vinh vị trí mà ngôi đình toạ lạc. Ở những làng có đình bề thế thì trong kiến trúc đình thường có hàng cột lớn, các gian trong đình cũng rộng rãi hơn".

Ðình làng không chỉ đơn thuần là nơi thờ cúng linh thiêng của cộng đồng, là không gian sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng, mà còn là chứng nhân của lịch sử, cùng trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của thời gian. Thế nên, hình ảnh “cây đa, bến nước, sân đình” mãi là biểu tượng thân thương của quê hương.

Tôi ngồi dưới mái đình để cảm nhận cái mới, cái cũ đan xen, hoà quyện mà bao thế hệ dân quê tôi đã cùng chắt chiu, gìn giữ. Thật hạnh phúc khi tiềm thức về cội nguồn, về truyền thống văn hoá còn dạt dào trong mỗi người dân quê xứ./.

 

Mộng Thường

 

Tags:

相关文章