当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kết quả hạng 2 việt nam】Giai thoại địa danh Tắc Thủ 正文

【kết quả hạng 2 việt nam】Giai thoại địa danh Tắc Thủ

来源:Empire777   作者:Thể thao   时间:2025-01-11 04:09:17

Báo Cà MauTắc Thủ là địa danh gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của vùng đất Cà Mau, đã để lại những dấu ấn quan trọng trong suốt quá trình khai phá, định cư, đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Tắc Thủ là địa danh gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của vùng đất Cà Mau, đã để lại những dấu ấn quan trọng trong suốt quá trình khai phá, định cư, đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Ngã ba Tắc Thủ là nơi gặp gỡ giữa sông Cà Mau và dòng Ông Ðốc nhiều huyền thoại, cũng là điểm tiếp giáp giữa ba huyện Trần Văn Thời (xã Lợi An), U Minh (xã Khánh An) và Thới Bình (xã Hồ Thị Kỷ).

Cách giải thích về địa danh Tắc Thủ, cho đến nay có hai giả thuyết khác nhau. Giả thuyết thứ nhất cho rằng có liên quan đến loại hình địa danh sông nước đặc thù của vùng đất Cà Mau. “Tắc” được đọc trại từ chữ “tắt” chỉ loại hình dòng chảy đi tắt vào rừng hoặc đi tắt ra sông, ra biển, như: Tắc Ông Cò, Tắc Biển, Tắc Gốc, Tắc Sọ (Viên An, Ngọc Hiển); Tắc Cây Xoài (Trần Thới, Cái Nước)…

Cầu Tắc Thủ được xây dựng từ năm 1985.

“Thủ” là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các tuyến đường sông. Thời các chúa Nguyễn, do mục đích quản lý các vùng đất mới khai phá nên đã lập nhiều đồn lính canh gác ở các vùng trọng yếu, nhất là các ngã ba, ngã tư sông lớn. Từ “Thủ” đã gắn liền với nhiều địa danh ở vùng đất Nam Bộ: Thủ Ðức, Thủ Thiêm, Thủ Thừa, Thủ Dầu Một… Tại ngã ba Tắc Thủ xưa kia cũng có một đồn lính canh như vậy. Ðịa danh “Tắc Thủ” theo cách hiểu thứ nhất là đường sông nhỏ đi tắt ra đồn lính canh bên bờ sông Ông Ðốc.

Giả thuyết thứ hai mang tính phổ biến hơn, được nhiều nhà nghiên cứu văn hoá dân gian đề cập đến, liên quan đến sự kiện “Gia Long thất thủ”. Theo sử sách, Nguyễn Phúc Ánh (tức vua Gia Long) nhiều lần bị quân Tây Sơn truy đuổi, phải chạy vào vùng đất phương Nam, đến tận Cà Mau. Khi đến nơi này thì bị quân Tây Sơn đuổi kịp, đánh phá ác liệt, đồn thủ cũng bị san bằng thành bình địa. Nguyễn Phúc Ánh may mắn thoát nạn, cùng đoàn tuỳ tùng theo dòng Ông Ðốc xuôi thuyền ra vịnh Xiêm La.

Theo sách Ðại Nam thực lục Chính biên (đệ nhất kỷ) chép lại, có bốn lần Nguyễn Phúc Ánh phải bôn tẩu vào Nam, đó là vào các thời điểm: tháng 9/1777 (Ðinh Dậu); tháng 4/1782 (Nhâm Dần); tháng 4 và 7/1783 (Quý Mão). Vùng đất phương Nam vẫn còn lưu lại nhiều địa danh và giai thoại liên quan đến sự kiện này, đặc biệt là những sự kiện xảy ra trên dòng sông Ông Ðốc. Sông Ông Ðốc thời Nguyễn có tên là Khoa Giang. Tương truyền, khi Nguyễn Phúc Ánh cùng đoàn tuỳ tùng chạy từ xóm Cái Tàu ra khỏi vàm Rạch Cui thì bị quân Tây Sơn đuổi tới, lúc ấy có vị đô đốc thuỷ binh tên Nguyễn Văn Vàng đã làm “Lê Lai cứu chúa”, xin mặc hoàng bào để ở lại cản đường. Nguyễn Phúc Ánh nhờ vậy mà thoát nạn, còn đô đốc Nguyễn Văn Vàng bị thất thủ, xác chìm xuống sông Khoa. Dân gian ghi nhớ sự kiện này nên sau đó gọi là sông Ông Ðốc.

Trên bước đường bôn tẩu phương Nam, nhiều lần Nguyễn Phúc Ánh thoát chết nhờ vào sự giúp đỡ của con người và các yếu tố tự nhiên, kể cả các loài vật như: cá sấu, rái cá, kỳ đà… Có lần thuyền định ra khơi, bổng có con kỳ đà lội qua sông chặn ngang đường, thuyền không đi được, sau đó mới biết phía trước có quân Tây Sơn mai phục (nguồn gốc câu thành ngữ “kỳ đà cản mũi” ở Nam Bộ). Ở Cà Mau vẫn còn lưu lại nhiều địa danh liên quan đến thời kỳ này, tiêu biểu như: rạch Long Ẩn, Ao Vua, Giá Ngự, Ðồng Cùng (Cái Nước); miếu Gia Long, Ao Kho (TP Cà Mau); nền Công Chúa (U Minh)…

Việc chuyển cách gọi từ “Thất Thủ” sang “Tắc Thủ” là do dân gian kiêng kỵ, tránh không gọi chữ “Thất” trong họ “Tôn Thất” của các vua triều Nguyễn. Nguyên do là vua Gia Long sau khi lên ngôi (năm 1802) đã đưa ra các quy định đặt lại họ tên cho con cháu trong hoàng tộc, sau đó vua Minh Mạng kế thừa và thực hiện. Từ năm 1823, triều Nguyễn có quy định con cháu của các đời chúa Nguyễn, những chi họ theo Nguyễn Hoàng vào Nam khai phá thì được đổi từ họ Nguyễn Phúc thành họ Tôn Thất (chữ “tôn thất” có nghĩa là cao quý), những người trong hoàng tộc các đời vua triều Nguyễn cũng được lấy họ Tôn Thất. Vì vậy, dân gian quan niệm rằng những người mang họ Nguyễn Phúc (hoặc Nguyễn Phước) và họ Tôn Thất sau này (phổ biến ở Thừa Thiên Huế, Ðà Nẵng và các tỉnh phía Nam) có nguồn gốc từ hoàng gia, quý tộc triều Nguyễn.

Ðịa danh Tắc Thủ từ nguồn gốc là địa danh dân gian, theo quy luật định danh đã trở thành địa danh hành chính ngày nay: ấp Tắc Thủ (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình), sông Tắc Thủ, ngã ba Tắc Thủ, cầu Tắc Thủ… vùng đất này vào những năm đầu kháng chiến chống Pháp đã xảy ra cuộc khởi nghĩa oanh liệt của hai anh em Ðỗ Thừa Luông và Ðỗ Thừa Tự (từ năm 1872 đến 1875). Thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi đây lại chứng kiến cuộc đấu tranh kiên cường giữa các chiến sĩ cách mạng với kẻ thù, người dân Tắc Thủ vẫn chưa quên những tội ác tày trời của bọn lính đồn Tắc Thủ, do tên thiếu tá Phan Văn Hứa gian ác cầm đầu.

Bên cạnh những dấu ấn lịch sử và bề dày truyền thống cách mạng, người dân Tắc Thủ còn chứng kiến nhiều đổi thay trên quê hương trong thời kỳ đổi mới. Năm 1985, cầu Tắc Thủ được chính quyền và Nhân dân địa phương góp công góp của bắc ngang dòng Ông Ðốc, nối liền vùng căn cứ cách mạng với đô thị Cà Mau; năm 2002, cụm công nghiệp Khí - Ðiện - Ðạm được khởi công xây dựng, sau đó là âu thuyền Tắc Thủ, và những công trình, nhà máy, xí nghiệp tiếp nối hình thành, tạo nên một diện mạo mới làm bừng sáng một vùng quê./.

Bài và ảnh: Huỳnh Thăng

标签:

责任编辑:Cúp C1