Người dân thấy rõ lợi ích của chính sách thông qua tuyên truyền
Hệ thống quạt trần của nhà văn hóa nay được dịp chạy hết công suất phục vụ bà con ngồi nghe cán bộ bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện tuyên truyền,ókhănpháttriểnđốitượngbảohiểmxãhộibảohiểmytếởvùngsâuvùtrực tiếp bóng đá australia hôm nay hướng dẫn việc tham gia chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT). Trên bục sân khấu, Phó Giám đốc BHXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình - Bùi Minh Hải trán rịn mồ hôi nhưng không làm giảm sự say sưa của anh suốt hơn 2 tiếng đồng hồ nhiệt tình giải thích ý nghĩa, quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH, BHYT.
Phó Giám đốc BHXH huyện Quảng Trạch Bùi Minh Hải hướng dẫn chính sách BHXH, BHYT cho người dân thôn Bưởi Rỏi, xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Anh Duy |
Để người dân dễ hình dung cũng như hiểu ngọn ngành chính sách và phương thức tham gia, anh Bùi Minh Hải cho biết đã chuẩn bị khá kỹ cho buổi tuyên truyền bằng phương thức slide trên máy chiếu. Để hỗ trợ thêm cho bài thuyết trình của anh, một số cán bộ BHXH huyện còn phát tận tay từng người dân tài liệu, tờ rơi và sẵn sàng giải thích khi có câu hỏi, thắc mắc.
Chăm chú lắng nghe bài thuyết trình của anh Bùi Minh Hải, chốc chốc chị Nguyễn Thị Thúy (47 tuổi), thôn Bưởi Rỏi lại cúi nhìn tham khảo tờ tài liệu giới thiệu chính sách BHXH, BHYT trong tay. Khi được hỏi về tham gia các chính sách này, chị Thúy bày tỏ, gia đình chị có 5 người với nghề chính làm nông nghiệp. Khi cán bộ cơ quan BHXH huyện tuyên truyền về lợi ích của BHXH tự nguyện, bản thân chị Thúy đã quyết định tham gia BHXH tự nguyện, các thành viên còn lại trong gia đình tham gia BHYT.
“Tôi thấy chính sách BHXH tự nguyện có lợi ích rất thiết thực đó là khi về già có lương hưu và thẻ BHYT có mức hưởng cao, chẳng may sức khỏe có vấn đề, trong tay có thẻ BHYT gia đình tôi cũng yên tâm phần nào” - chị Thúy chia sẻ.
Tương tự như gia đình chị Nguyễn Thị Thúy, chị Phạm Thị Lan, thôn Bưởi Rỏi (49 tuổi) rất phấn khởi khi đã tham gia mua BHYT cho hai mẹ con chị. Chị Phạm Thị Lan chia sẻ: “Mặc dù nhận thức rõ chính sách an sinh xã hội ưu việt của Đảng, Nhà nước về BHXH tự nguyện và BHYT, nhưng với thu nhập của gia đình 5 người làm nghề thuần nông thì để tham gia được chính sách này cũng là nỗ lực, gắng sức của gia đình chúng tôi. Trước mắt gia đình tôi tham gia BHYT cho 2 thành viên. Những thành viên còn lại chúng tôi sẽ tham gia vào thời điểm phù hợp khi có kinh tế tốt hơn”.
Cán bộ BHXH huyện Quảng Trạch giải thích chế độ BHXH tự nguyện, BHYT cho người dân. Ảnh: Anh Duy |
Nhiều người dân khi được trực tiếp nghe cán bộ tuyên truyền và những chia sẻ của các gia đình trong thôn, xã từng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT đã nhận thấy rõ lợi ích của chính sách nên quyết định tham gia ngay trong buổi hội nghị. Bà Trần Thị Hiên (53 tuổi) cho biết: “Trước đây tôi khá mù mờ về các chính sách này và băn khoăn về quyền lợi của người tham gia. Khi biết hôm nay nhà văn hóa thôn có buổi trao đổi về chính sách BHXH, BHYT tôi đã thu xếp công việc để đến đây nghe cụ thể hơn. Tôi lấy làm tiếc vì không tham gia từ sớm hơn, bởi tôi thấy quyền lợi việc tham gia các chính sách này về lâu dài rất tốt, ổn định tâm lý cho tuổi già. Bên cạnh đó, mức đóng và thời gian đóng cũng rất linh hoạt, phù hợp với điều kiện của bản thân nên tôi đã quyết định tham gia”.
Cầm trên tay cuốn sổ BHXH, ông Võ Hoài Bắc (54 tuổi) phấn khởi nói, ông lựa chọn đóng BHXH tự nguyện cho mình và vợ 5 năm liên tục với mức 297.000 đồng/tháng. BHXH tự nguyện là chính sách phù hợp với người nông dân như ông. Mỗi ngày chỉ cần tiết kiệm vài nghìn đồng là có thể tham gia, chuẩn bị cho mình một chỗ dựa ổn định khi về già.
Khó khăn phát triển đối tượng BHXH, BHYT
Nhóm phóng viên chúng tôi đã tới tận nơi để “mắt thấy, tai nghe” cán bộ ngành BHXH, cũng như cán bộ tại địa phương trực tiếp làm công tác truyền thông chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân, mới cảm nhận rõ sự vất vả cũng như tâm huyết của người làm tuyên truyền lĩnh vực này. Để dân hiểu dân tin và tình nguyện tham gia chính sách, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa như huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình biết đến các chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chính sách BHXH, BHYT thì việc tuyên truyền không chỉ nỗ lực của riêng ngành BHXH mà cần cả sự phối hợp của chính quyền cơ sở.
Trò chuyện với ông Nguyễn Ngọc Lành - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hợp, được biết đây là xã khó khăn nhất của huyện, trên 90% người dân của xã làm nông nghiệp. Thời gian qua, chính quyền địa phương rất chú trọng, quan tâm tới thực hiện chính sách BHXH, BHYT để đảm bảo an sinh xã hội bền vững trên địa bàn. UBND xã thường xuyên phối hợp với BHXH huyện và các đoàn thể trong tuyên truyền, vận động người dân, người lao động tham gia các chính sách này. Nếu như năm 2020, toàn xã chỉ có 28 người tham gia BHXH tự nguyện thì đến năm 2021, con số này đã tăng hơn 10 lần lên 238 người và 5 tháng đầu năm 2022 tiếp tục gia tăng.
Theo báo cáo của UBND huyện Quảng Trạch, số người tham gia BHXH do BHXH huyện Quảng Trạch quản lý đến thời điểm này là 9.697 người, tăng 181 người so với cuối năm 2021; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 4.432 người, tăng 104 người so với cuối năm 2021; số người tham gia BHYT là 80.925 người, tuy nhiên giảm 1.594 người so với cuối năm 2021.
Người dân xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình nhận sổ BHXH. Ảnh: Duy Anh |
Là người vừa làm nhiệm vụ phụ trách văn hóa xã, vừa kiêm công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn xã, ông Lê Văn Hùng - cán bộ văn hóa xã Quảng Hợp cho biết, để làm được công tác tuyên truyền chính sách này, cán bộ xã phải phối hợp với cán bộ BHXH huyện để nắm chính sách và bản thân phải tự học hỏi, tìm hiểu rất kỹ về lợi ích của BHXH tự nguyện, BHYT thì mới phổ biến, thuyết phục được người dân tham gia. Anh Hùng chia sẻ, người làm công tác tuyên truyền như anh phải nắm bắt tâm tư, mong muốn cũng như hiểu hoàn cảnh của từng đối tượng, từng gia đình để tuyên truyền phù hợp với quyền lợi của họ.
“Trước năm 2021, người dân trong xã được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí 100% để tham gia BHYT. Tuy nhiên, từ năm 2021, xã không còn được công nhận là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển (theo Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ) nên người dân không còn được hỗ trợ tham gia BHYT. Bên cạnh đó, mức đóng BHXH tăng do thay đổi chuẩn nghèo thì công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và BHYT của địa phương cần phải nỗ lực hơn rất nhiều. Do đó, chúng tôi đã tăng cường đẩy mạnh việc tuyên truyền với nhiều hình thức như tổ chức hội nghị, phát tờ rơi, thậm chí vào từng nhà dân để giải thích cặn kẽ ý nghĩa, quyền lợi của chính sách. Nhờ vậy, số người tham gia chính sách ngày càng tăng, nhưng vẫn chưa đạt như mong muốn.” - ông Lê Văn Hùng nói.
Về việc phát triển đối tượng BHXH tự nguyện, BHYT trên địa bàn còn hạn chế, ông Nguyễn Ngọc Lành cho biết còn do chính sách BHXH tự nguyện chưa thực sự hấp dẫn, thu hút được đối tượng tham gia. Mặt khác, đầu năm 2022 tăng mức chuẩn hộ nghèo quá cao dẫn đến người dân khó khăn trong việc tham gia. Trong khi đó, quy định điều kiện về thời gian tối thiểu đóng BHXH để hưởng lương hưu là 20 năm, như vậy là còn khá dài, chưa thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện.
“Việc tham gia BHXH tự nguyện, BHYT phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế của người tham gia. Tuy nhiên, đời sống của nhiều người dân trên địa bàn huyện chủ yếu làm nghề nông, còn gặp khó khăn do thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh… Đó chính là “nút thắt” quan trọng nhất của người dân khi muốn tham gia mà “lực bất tòng tâm…” - ông Lành nhấn mạnh./.