当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【truc tiep bd keo nha cai】Xứng đáng danh hiệu “Sao vàng đất Việt”

>> Đoàn kết,ứngđaacutengdanhhiệuldquoSaovagravengđấtViệtruc tiep bd keo nha cai thống nhất trong đảng; Bảo đảm đời sống cho công nhân lao động

HƯỚNG ĐẾN QUY TRÌNH “SẢN XUẤT XANH”

Nằm giữa vườn cây cao su thuộc xã Lộc Hiệp (Lộc Ninh) với quy hoạch tổng thể 35 ha, trong đó xây dựng 25 ha, Xí nghiệp Cơ khí - Chế biến Lộc Hiệp có lợi thế nằm xa khu dân cư, thuận lợi cho xây dựng môi trường sản xuất xanh - sạch - đẹp.

Mủ tờ và mủ kem của cao su Lộc Ninh được xếp top đầu của cao su Việt Nam. Mủ tờ được Tập đoàn Micheline (Pháp) đặt hàng bao tiêu toàn bộ với sản lượng chế biến 3.000 tấn/năm. Năm 2013, sản phẩm mủ ly tâm (mủ kem, Latex) của cao su Lộc Ninh đạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt” do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trao tặng được Công ty sản xuất găng tay y tế Khải Hoàng bao tiêu.

Bí thư Đảng ủy, Giám đốc xí nghiệp Nguyễn Văn Xuân cho biết: Lãnh đạo công ty đã chỉ đạo xí nghiệp hướng tới quy trình “sản xuất xanh”. Đây cũng là điều mà nhiều khách hàng nước ngoài đang quan tâm. Ngoài thực hiện quy trình chế biến với các giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thì bảo vệ môi trường luôn được xí nghiệp đặt lên hàng đầu. Cụ thể, xí nghiệp đã thực hiện vận hành tốt hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo nước đầu ra đạt tiêu chuẩn nhà nước quy định. Rác thải được thu gom và phân loại ngay từ các xưởng và đưa về kho chứa để xử lý đúng quy trình. Hiện công ty đang đầu tư cải tạo 2 hệ thống xử lý nước thải ở 2 nhà máy Lộc Ninh và Lộc Hiệp với công nghệ mới nhất để nâng cấp nước thải đầu ra đạt cột A theo QCVN 01:2008.

Xí nghiệp đã cải tạo hồ chứa trạm bơm nước nguồn theo phương pháp hồ lắng. Nhờ đó, mùa mưa nước suối rất đục nhưng được lắng qua nhiều hồ lớn nên khi bơm lên bể lọc sẽ ít phải sử dụng hóa chất. Hệ thống máng xối tại các xưởng được cải tạo để tận thu nước mưa, đảm bảo cung cấp nước sạch cho sản xuất, tiết kiệm điện và hóa chất trong quá trình cấp nước.

PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CAO SU LỘC NINH 

Ngoài các loại mủ cốm truyền thống SVR3L, Xí nghiệp Cơ khí - Chế biến Lộc Hiệp đã chủ động nghiên cứu sản xuất, chế biến các chủng loại CV10, 20, 50, 60, RSS, Latex LA, HA... với cơ cấu mủ khối 40%, ly tâm 30%, mủ tờ 30% thay thế tỷ lệ mủ khối chiếm tỷ trọng gần 80% như trước đây. Những sản phẩm nói trên được thực hiện tại 4 dây chuyền hiện đại với tổng công suất 25.000 tấn/năm của 2 nhà máy Lộc Hiệp và Lộc Ninh, theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Từ nguyên liệu đầu vào đến khi thành phẩm; phòng thí nghiệm được cấp dấu chất lượng VILAS theo tiêu chuẩn ISO: 17025.

Trong 5 năm, Xí nghiệp Cơ khí - Chế biến Lộc Hiệp đã chế biến 98.324 tấn mủ. Chất lượng sản phẩm từng bước nâng lên và ổn định ở mức cao, vượt so với mục tiêu chất lượng công ty đề ra từ 0,84 đến 6,65%. Chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, nhất là trong giai đoạn giá mủ giảm thấp, tiêu thụ khó khăn như hiện nay.

Giám đốc Nguyễn Văn Xuân cho biết, với từng dây chuyền chế biến, xí nghiệp có giải pháp riêng phù hợp. Cụ thể: Mủ tờ (Nhà máy Lộc Ninh) phục hồi dây chuyền chế biến số 2 trên cơ sở 1 số chi tiết máy móc cũ còn sót lại. Cải tạo lò 4 xông mủ CREP cũ thành lò xông mủ tờ với phương pháp quạt cưỡng bức để thổi nhiệt và khói vào lò xông. Cải tạo mái nhà phơi mủ tờ bằng tấm lợp lấy sáng để mủ nhanh ráo nước trước khi đưa vào xông nhằm tăng chất lượng mủ, rút ngắn thời gian xông và giảm lượng củi sử dụng trong quá trình xông sấy. Đáy hồ tiếp nhận mủ nguyên liệu được cải tạo để loại bỏ tạp chất. Việc vớt bọt được thực hiện 2 lần, sử dụng axít đánh đông đúng, đủ, kịp thời để chất lượng khối mủ đồng đều, mịn và tận thu được sản phẩm chính.

Với mủ cốm tinh, nhiên liệu xông sấy được chuyển từ dầu sang sử dụng khí gas để tăng chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường do khói bụi từ dầu thải ra. Đánh đông theo độ pH một cách linh hoạt theo mùa vụ và từng hồ nguyên liệu. Kiểm tra và chế biến theo kết quả đông tụ của từng mương ở từng hồ. Cải tạo hệ thống cấp nước trên sàn rung kết hợp sử dụng hóa chất Meta Bisulphit để cải thiện chỉ tiêu màu cho sản phẩm mủ SVR 3L.

Xí nghiệp đã chế biến thành công mủ CV50, CV60 và chế biến mủ SVR10 từ mủ nước không sử dụng hóa chất. Chế biến mủ SVR5 và SVR10 từ mủ đông mới để giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị sản phẩm mủ tạp.

Về mủ ly tâm, áp dụng hệ thống SPILL WAY để khử bớt lượng NH3 trong mủ skim trước khi qua tháp khử, giúp cho việc đánh đông mủ skim không sử dụng axít sunphuaric một cách hiệu quả, tiết kiệm một lượng lớn axít và đặc biệt là an toàn cho người lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc xử lý hóa chất được tính toán chính xác và kịp thời. Xí nghiệp đã xây dựng được định mức sử dụng hóa chất DAHP khi xử lý hàm lượng Mg trong mủ một cách hợp lý để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được hóa chất. Việc tận thu tốt mủ đáy bồn khi xuất hàng, đánh đông và chuyển sang dây chuyền cốm tạp để chế biến ra mủ ngoại lệ đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.

P.Hà- H.Thơ

分享到: