当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【lichthidau bongda】Buôn lậu, hàng giả gia tăng những ngày cận Tết Nguyên đán

“Nóng” từ biên giới đến nội địa

Trong 2 tháng gần đây,ônlậuhànggiảgiatăngnhữngngàycậnTếtNguyênđálichthidau bongda thực hiện quyết liệt Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, lực lượng chức năng hải quan, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý hàng trăm vụ việc vi phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, vi phạm sở hữu trí tuệ trong thị trường nội địa.

Buôn lậu, hàng giả gia tăng những ngày cận Tết Nguyên đán

Lực lượng chức năng phát hiện vụ buôn lậu thuốc lá tại Lào Cai

Buôn lậu, buôn bán hàng giả vi phạm sở hữu trí tuệ gia tăng, diễn biến phức tạp trong những ngày cận tết tập trung ở một số tỉnh biên giới có cửa khẩu giao thương lớn với Trung Quốc. Hàng hóa được tập kết và được các đối tượng buôn lậu tuồn vào nội địa tiêu thụ.

Bà Trịnh Ngọc Ánh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai cho biết, dịch Covid-19 bùng phát đã làm thay đổi phương thức và thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu, vi phạm pháp luật như: lợi dụng quy định về xe luồng xanh, hậu kiểm sau thông quan đối với hàng hóa nông sản, hàng tiêu dùng có thuế suất thấp để mở tờ khai nhằm buôn lậu qua cửa khẩu. Không chỉ vậy, lợi dụng đại dịch, các đối tượng đã đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên mạng xã hội và tìm cách chuyển hàng vào sâu trong nội địa.

Chỉ tính trong 3 tuần đầu tháng 1/2022, thực hiện cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ nhiều vụ buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tập trung phòng chống vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Theo Tổng cục quản lý thị trường, trong dịp Tết Nguyên đán 2022 và trong cả năm 2022, cùng với việc tuyên truyền phổ biến pháp luật tới các cơ sở kinh doanh; vận động ký cam kết không kinh

doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối, lực lượng quản lý thị trường tăng cường chống gian lận trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Tổng cục quản lý thị trường cho biết, chỉ tính riêng trong lĩnh vực thương mại điện tử, trong năm 2021, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 227 vụ việc, phạt hành chính hơn 3,7 tỷ đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu là hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Điển hình như ngày 4/1/2022, Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03), Công an tỉnh Lào Cai phát hiện lô hàng đang tập kết tại khu vực tổ 24 đường Trần Hưng Đạo, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai. Qua kiểm tra, lô hàng gồm 26 thùng bìa các tông, bên trong có chứa 5.020 thiết bị đốt tinh dầu vị trái cây (hay còn gọi thuốc lá điện tử), chủ hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng.

Tại thị trường nội địa trong những ngày cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần, lực lượng chức năng cũng phát hiện nhiều vụ sản xuất kinh doanh hàng giả với mục đích tiêu thụ trong dịp tết. Đơn cử, mới đây lực lượng quản lý thị trường Hải Dương đã triệt phá cơ sở sản xuất mỹ phẩm tại phố Trần Hưng Đạo, thị xã Kinh Môn thu giữ gần 2.700 đơn vị sản phẩm (hộp, lọ) thành phẩm; gần 600 đơn vị sản phẩm (gói, lọ) bán thành phẩm; trên 270 kg nguyên liệu dạng dung dịch lỏng, 24 kg tem, phiếu bảo hành, 180 kg vỏ bao bì, hộp, chai, lọ các loại cùng với một số máy móc như máy khò màng co, máy ép nhiệt, máy bọc màng co nhiệt, dụng cụ chiết rót.... Lực lượng chức năng đã mất đến 2 ngày để kiểm đếm, phân loại chi tiết hàng hóa làm cơ sở xác minh làm rõ vi phạm.

Quyết không bỏ lọt vi phạm để bảo vệ thị trường

Buôn lậu, hàng giả gia tăng những ngày cận Tết Nguyên đán

Đề cập đến việc triển khai thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý thị trường cho biết, đã chỉ đạo, đôn đốc toàn ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chú trọng vào những mặt hàng trọng điểm, những địa bàn trọng tâm, nổi cộm về kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; đặc biệt là trên môi trường mạng xã hội. Quan tâm tập trung kiểm tra, kiểm soát hoạt động tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, lực lượng này đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình kiểm tra, kiểm soát; bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các kiểm soát viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, trong những ngày cận tết này, đơn vị tập trung kiểm tra các địa bàn trọng tâm, các mặt hàng trọng điểm như: bánh kẹo, rượu, bia, hàng tiêu dùng. Đặc biệt, cục sẽ đề cao vai trò của người đứng đầu, gắn trách nhiệm quản lý địa bàn đối với từng cán bộ, công chức. Song song đó, lực lượng quản lý thị trường cũng tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng khác để đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… quyết không bỏ lọt vi phạm.

Tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh, ông Trương Văn Ba - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh, yêu cầu hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính phải được tuân thủ đúng quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu lớn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức; đảm bảo ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng.

Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 41 nghìn vụ vi phạm
trong năm 2021

Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công thương cho biết, tại thị trường nội địa, hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn ra, đặc biệt trong thời gian nhiều tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, năm 2021, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trưởng phát hiện, xử lý 41.375 vụ vi phạm thu nộp ngân sách gần 430 tỷ đồng, trong đó, xử phạt vi phạm hành chính gần 244 tỷ đồng; ước tiền bán hàng hóa, phương tiện vi phạm bị tịch thu trên 186 tỷ đồng.

Ngoài ra, lực lượng chức năng thuộc ngành công thương còn phối hợp với lực lượng công an phát hiện, kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc lớn, phức tạp như: tấn công, triệt phá kho hàng 13.726 cái túi xách, ví các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của Hermes, Gucci, LV, Yves Saint Laurent, Dior tại Nam Định; kiểm tra, xử lý 8 kho hàng, cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Hà Nội, Hưng Yên, tạm giữ khoảng 40 tấn hàng gồm 123.425 sản phẩm chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang, hàng gia dụng và rượu.

Đặc biệt, là phát hiện xe ô tô được cấp giấy phép “luồng xanh” ưu tiên hoạt động trong giai đoạn dịch Covid-19 để vận chuyển khoảng 7 tấn nầm lợn không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ tại Hà Nội; vụ việc phát hiện 17.000 khẩu trang giả nhãn hiệu 3M tại Hà Nội…

分享到: