Toàn cảnh diễn đàn quốc tế Việt Nam- Hàn Quốc |
Tại đây,útrọngnângcaonăngsuấtlaođộngtạiViệnay có trận bóng nào các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều chủ đề quan trọng, trong đó đặc biệt lưu ý đến vấn đề năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Hahm Seung Heui, Chủ tịch Diễn đàn Hiện tại - Tương lai, cho biết: 60 năm qua, Hàn Quốc đã chạy những bước rất vội vã. Nhờ sự phát triển kinh tế nhanh chóng, thu nhập người dân Hàn Quốc từ 50 USD nay đã đạt 30.000 USD.
Tuy vậy, hiện kinh tế Hàn Quốc đang phải đối mặt với vấn đề dân số già, lực lượng người trong độ tuổi lao động đang giảm dần, trong khi đó, tỷ lệ người “ăn theo” lại không ngừng tăng lên. Theo tính toán của Viện Nghiên cứu chính sách Hàn Quốc: Năm 2015, cứ 100 người Hàn Quốc trong độ tuổi lao động thì phải nuôi 18 người già. Dự kiến đến năm 2030, cứ 100 người lao động Hàn Quốc sẽ phải nuôi 39 người già và đến năm 2050, cứ 100 người trong độ tuổi lao động Hàn Quốc sẽ phải nuôi 57 người già. Đây không chỉ là gánh nặng cho những người trong độ tuổi lao động tại Hàn Quốc mà còn là gánh nặng cho ngân sách quốc gia.
Do đó, nếu không nâng cao NSLĐ của toàn xã hội, thì những người lao động Hàn Quốc không đủ khả năng để phụng dưỡng một số lượng người cao tuổi đang tăng lên mạnh mẽ - ông Kim Byong Joon - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách Hiện tại- Tương lai (Hàn Quốc) nhấn mạnh.
Tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế Hàn Quốc cho rằng, Việt Nam đã gia nhập nền kinh tế thị trường bằng chính sách đổi mới từ năm 1986 và sau khi bước chân vào xã hội công nghiệp hiện đại đã và đang duy trì tốc độ kinh tế cao. Thông qua các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các hiệp ước kinh tế thế giới (như WTO, FTA), Việt Nam đang tích cực tiến vào thị trường toàn cầu và thực hiện tầm nhìn trở thành “nước công nghiệp”. Tuy nhiên, trên con đường trở thành “nước công nghiệp”, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn, trong đó, điển hình là vấn đề NSLĐ thấp.
Theo Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), NSLĐ của Việt Nam thời gian qua không những không tăng lên mà đang giảm dần. Cụ thể, giai đoạn 2001- 2005, NSLĐ của Việt Nam tăng 6,9%/năm, nhưng đến giai đoạn 2011- 2015 tốc độ tăng NSLĐ tại Việt Nam chỉ còn 5,8%. Có nghĩa là giảm hơn 1% so với giai đoạn 2001- 2005.
Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương -cho rằng: Nâng cao NSLĐ không phải là vấn đề rất lớn của Việt Nam hiện nay. Vì quốc gia nào có NSLĐ cao thì cũng là quốc gia có năng lực cạnh tranh cao hơn. Nâng cao NSLĐ, chính là nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
"Nhất là đối với một quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường như Việt Nam thì vấn đề nâng cao NSLĐ càng phải được chú trọng" - bà Nguyễn Thị Tuệ Anh nhấn mạnh.
Để nâng cao NSLĐ, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh nêu giải pháp: Việt Nam cần tiếp tục ban hành nhiều chính sách đổi mới đào tạo nguồn nhân lực từ các trường dạy nghề, đại học, nhằm tăng tư duy sáng tạo của sinh viên Việt Nam. Hoàn thiện thể chế đào tạo lao động, tăng cường thực hành thay vì lý thuyết, tăng hiệu quả của thị trường lao động thông qua việc kết nối giữa nguồn cung lao động là các trường đào tạo lao động với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động. Nhằm đào tạo ra đội ngũ lao động phù hợp với nhu cầu thị trường.
Bên cạnh hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo lạo động, ông Kim Byong Joon cũng đưa ra tư vấn: Chính phủ và các doanh nghiệp của Việt Nam cần có các chính sách khuyến khích người lao động làm việc. Có cơ chế khuyến khích những người lao động làm việc tốt, và có cơ chế ưu đãi riêng cho họ thay vì áp dụng chính sách cào bằng.