Mất công bằng từ hợp đồng
TheềnhìnhtrảtiềnNgườitiêudùngđangbịthiệtthòkết quả bóng đá sáng hôm nayo ông Cao Xuân Quảng, Phó trưởng Ban Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), người tiêu dùng (NTD) bị hạn chế quyền khiếu nại, khởi kiện trong bất cứ trường hợp nào dẫn điến điều khoản không có hiệu lực. Điều này được thể hiện rõ trong nội dung các bản hợp đồng dịch vụ truyền hình trả tiền.
Ông Quảng lấy dẫn chứng: “Hợp đồng quy định sau khi có hiệu lực, Bên B (bên cung cấp dịch vụ) sẽ không hoàn trả lại chi phí lắp đặt hoặc chi phí hòa mạng ban đầu đã thu của Bên A (NTD) vì bất cứ lý do gì và Bên A không có quyền khiếu nại trong trường hợp này”.
Truyền hình trả tiền đang gây thiệt thòi cho người tiêu dùng. Ảnh minh họa. |
Bên cạnh đó, hợp đồng chỉ ghi chung chung như: “Bên A được sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền theo quy định của bên B”.
Cũng theo ông Quảng, hợp đồng bắt buộc bên B phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi bên A không hoàn thành nghĩa vụ của mình là điều rất phi lý.
Cụ thể: “Trước ngày 10 hàng tháng, Bên B sẽ gửi thông báo thanh toán cước đến địa chỉ đăng ký nhận thông báo cước của Bên A. Trong thời gian từ 10 đến 20 hàng tháng, nếu Bên A chưa nhận được thông báo thanh toán cước, Bên A phải liên hệ với Bên B để được cung cấp thông tin. Sau thời hạn trên (từ ngày 21 trở đi), nếu Bên B không nhận được phản hồi từ Bên A thì, được coi là Bên A đã chấp nhận và đồng ý với nội dung của thông báo cước”…
Chất lượng không đảm bảo
Theo TS. Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), chất lượng thông tin, đặc biệt là các dịch vụ gia tăng của các nhà cung cấp đang có vấn đề, không đảm bảo đúng và đủ như công bố.
“Không thể công bố phát 10 kênh HD, nhưng lại chỉ phát có 3-4 kênh HD mà vẫn thu đủ tiền thuê bao hàng tháng như trong khiếu nại của anh Thành ở Tây Hồ, Hà Nội với Đài truyền hình VTC. Không thể bán đầu thu cho NTD để thu các kênh do mình phát, nhưng vì những lý do hành chính, đột ngột dừng tín hiệu, không một lời giải thích. Hai năm sau phát lại, đầu thu liệu có còn đảm bảo chất lượng? Quyền lợi NTD vẫn bị bỏ qua, không được bù đắp”, ông Tuấn bức xúc.
Theo quy định của pháp luật, trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho NTD thông qua bên thứ 3 thì bên thứ 3 phải có trách nhiệm đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ; chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn thoái thác trách nhiệm với NTD.
"Thời gian gần đây, với công nghệ ngày càng phát triển, số lượng các kênh truyền hình quảng cáo, bán hàng ngày càng tăng cũng đồng nghĩa với quyền lợi NTD bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cơ quan quản lý nhà nước cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa truyền hình trả tiền để đảm bảo quyền lợi NTD", ông Tuấn kiến nghị./.Nhật Minh