Trao đổi với báo chí về Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X diễn ra vào ngày mai (9/12),ữngtấmgươnglãnhđạotậntụy rấtxứngđángđượctuyêndươketquabongda trực tuyến Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua–Khen thưởng Trung ương khẳng định, trong giai đoạn 2016 - 2020, phong trào thi đua yêu nước đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nhiều đổi mới, sáng tạo
Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, Bộ trưởng thấy phong trào thi đua yêu nước có những điểm gì nổi bật?
Điểm nổi bật trong giai đoạn này là các phong trào thi đua có nhiều đổi mới, sáng tạo, bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, việc khó, để cổ vũ, động viên các cấp, các ngành và nhân dân cả nước tích cực phấn đấu, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua–Khen thưởng Trung ương |
Các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động được triển khai hiệu quả và đi vào chiều sâu, trở thành nòng cốt, định hướng cho các phong trào thi đua trong cả nước. Nhiều phong trào thi đua có quy mô lớn, được tổ chức trong thời gian dài đã trở thành những phong trào quần chúng rộng lớn, có tác động sâu rộng trong đời sống của người dân.
Điển hình như phong trào “Dân vận khéo” ; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Vì an ninh của Tổ quốc”, “Thi đua quyết thắng”…
Có thể nói, các phong trào thi đua đã bám sát yêu cầu thực tiễn của đất nước, gắn bó mật thiết với quyền lợi và cuộc sống của người dân, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Câu chuyện nhiều người hay đặt ra trước đây là tình trạng khen thưởng cho lãnh đạo quá nhiều; khen thưởng tôn vinh không đúng đối tượng dẫn đến có những người sau khi được khen, được tôn vinh thì vướng vòng lao lý, hay doanh nghiệp làm ăn không minh bạch, không đúng pháp luật... Những vấn đề này được khắc phục như thế nào trong thời gian qua?
Cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị là những tấm gương tận tụy, hết lòng với công việc, có tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh, trí tuệ và phẩm chất đạo đức cách mạng, có nhiều đóng góp tích cực, quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, rất xứng đáng được tuyên dương, khen thưởng.
Trên thực tế đã có nhiều gương điển hình tiên tiến là cán bộ lãnh đạo ở các bộ, ngành, địa phương được tôn vinh, khen thưởng. Hầu hết các cá nhân sau khi được khen thưởng đã giữ vững và phát huy phẩm chất cách mạng, thành tích đã đạt được, tiếp tục phấn đấu, có tác dụng lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Còn trường hợp sau khi được khen thưởng có vi phạm pháp luật chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số cá nhân được khen thưởng.
Trong thời gian qua, thực hiện việc đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo tinh thần Chỉ thị số 34-năm 2014 của Bộ Chính trị, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và các cấp, các ngành luôn chú trọng việc biểu dương, tôn vinh những tấm gương điển hình tiên tiến là người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, vùng sâu, vùng xa.
Đồng thời nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch. Công tác khen thưởng phải gắn với kết quả phong trào thi đua và thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, thực sự có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương.
Cùng với đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện, biểu dương, khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong thi đua, khen thưởng; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan và cơ quan thông tin truyền thông kịp thời nắm bắt dư luận và công khai các tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng theo quy định.
Tạo điều kiện cho các điển hình tiên tiến phát huy, tạo sự lan tỏa
Việc giám sát "hậu khen thưởng" được thực hiện như thế nào để phát hiện những trường hợp khen không đúng?
Đối với các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, sau khi Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ có quyết định khen thưởng, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Bộ Nội vụ) thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nắm bắt các thông tin về các tập thể, cá nhân đã được khen thưởng.
Đồng thời, Bộ cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan thông tin, truyền thông tiếp tục tuyên truyền, biểu dương, tạo điều kiện cho các điển hình tiên tiến phát huy thành tích và tạo sự lan tỏa trong cơ quan, đơn vị và cộng đồng.
Đối với các tập thể, cá nhân do các bộ, ban, ngành, địa phương trình khen thưởng không đúng quy định, chưa đúng đối tượng, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương trình cấp có thẩm quyền thu hồi quyết định khen thưởng theo quy định.
Theo Bộ trưởng, giai đoạn tới phong trào thi đua và công tác khen thưởng cần tập trung vào những nội dung nào?
Theo tôi phong trào thi đua, khen thưởng trong thời gian tới cần tập trung vào năm nội dung. Trong đó, hướng đến các phong trào thi đua thiết thực, các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, tập trung vào việc giải quyết những nhiệm vụ khó, còn bức xúc, nổi cộm, trọng tâm là công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Thi đua cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế. Lấy kết quả công tác thi đua, khen thưởng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu, thực sự là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến theo hướng thiết thực, phù hợp với thực tiễn đất nước và yêu cầu nhiệm vụ chính trị mới, đảm bảo thực hiện đồng bộ 4 khâu: phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Các cấp, các ngành cần quan tâm tạo điều kiện để các điển hình tiên tiến được nêu gương, tạo sự lan tỏa trong cơ quan đơn vị, bộ, ngành, địa phương...
Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X diễn ra trong ngày 9 và 10/12. Trong ngày đầu tiên, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ. Sau đó, đại biểu dự Đại hội trù bị để thông qua quy định của Đại hội, báo cáo tình hình đại biểu và chương trình Đại hội... Chiều cùng ngày, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt đại biểu là “Anh hùng Lực lượng vũ trang”, “Anh hùng Lao động” và đại diện Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Buổi tối sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội tại Cung điền kinh Mỹ Đình. Chương trình truyền hình trực tiếp trên sóng Truyền hình Việt Nam. Ngày 10/12, Đại hội chính thức diễn ra và được truyền hình trực tiếp trên VTV, VOV. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Đại hội. Sau đó, Phó Chủ tịch nước báo cáo tóm tắt tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong 5 năm (2016 - 2020), phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025. Sau đó, các đại biểu giao lưu, tôn vinh điển hình tiên tiến, đại diện “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Sau đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu chỉ đạo Đại hội; Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 - 2025. Đại hội bế mạc vào trưa cùng ngày. |
Thu Hằng
Ở tuổi 97, Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) Ngô Thị Quýt vẫn đêm thức cắt vải, ngày ngồi may vá áo quần, chăn mền, khẩu trang tặng người nghèo.