会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả phap】An ninh thế giới đang bị đe dọa?!

【kết quả phap】An ninh thế giới đang bị đe dọa?

时间:2025-01-25 22:44:03 来源:Empire777 作者:Thể thao 阅读:894次

an ninh the gioi dang bi de doa

Giới phân tích cho rằng lịch sử những năm 1920-1930 đã cho thấy chủ nghĩa biệt lập và bảo hộ đã dẫn đến chiến tranh như thế nào, nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump lao theo hướng này, ông có thể sẽ hủy hoại 70 năm thịnh vượng và hòa bình trên toàn cầu.

Trật tự này được xác định và đặc trưng bởi sự tự do thương mại và an ninh chung mà Mỹ và các đồng minh đã xây dựng từ sau Chiến tranh Thế giới II. Trật tự thế giới dưới sự lãnh đạo của Mỹ đã tạo ra 70 năm thịnh vượng. Nó đặt ra những hệ thống về thị trường tự do hóa thương mại dựa trên các trục chính là thị trường, sự phát triển tính năng động về vốn và thực hiện các chính sách xã hội đúng đắn. Tất cả được dựa trên những bảo đảm của Mỹ về an ninh ở châu Âu, Trung Đông và châu Á, thông qua NATO và các liên minh khác.

Tuy nhiên, ông Trump dường như đã quyết định từ nay thực hiện các biện pháp mạnh để cản trở thương mại và hạn chế sự di chuyển của các thị trường vốn và lao động. Ông Trump cũng đã gieo những nghi ngờ về sự bảo đảm an ninh hiện tại của Mỹ, ám chỉ rằng ông sẽ buộc các đồng minh của Mỹ trả thêm tiền cho nền quốc phòng và an ninh của họ. Nếu ông Trump thực sự có ý định áp dụng triết lý "Nước Mỹ trên hết", thì có nghĩa là chính quyền của ông sẽ dịch chuyển chiến lược địa chính trị của Mỹ theo hướng chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa đơn phương, thông qua việc chỉ theo đuổi các lợi ích quốc gia.

Ở thời điểm hiện nay, sự bẻ lái về hướng chủ nghĩa biệt lập của Mỹ và theo đuổi những lợi ích quốc gia thuần túy cuối cùng có thể dẫn đến một cuộc xung đột toàn cầu. Thậm chí chưa cần xem xét khả năng Mỹ hủy bỏ các cam kết bên ngoài châu Âu, EU và khu vực sử dụng đồng euro hiện đang ở trong tình trạng phân rã, đặc biệt là kể từ kết quả trưng cầu dân ý tại Anh về việc nước này rời khỏi EU tháng 6-2016 và sự thất bại của cuộc trưng cầu dân ý tại Italy tháng 12-2016 xung quanh một số cải cách hiến pháp để cho phép nước này tiếp tục hội nhập sâu rộng vào EU.

Nếu thiếu sự tham gia tích cực của Mỹ tại châu Âu, điều dễ hiểu là sẽ có những bước đi mạnh mẽ và hiếu chiến của Nga ở châu Âu. Hiện Nga đang thách thức Mỹ và EU trên lãnh thổ Ukraine, Syria, các nước Baltic và cả tại khu vực Balkan. Nga có thể hưởng lợi từ sự sụp đổ của EU trong tương lai để tái khẳng định ảnh hưởng của Nga đối với các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây và tích cực hỗ trợ phong trào ủng hộ Nga ở châu Âu. Nếu châu Âu dần bị loại khỏi "chiếc ô" an ninh của Mỹ, không ai có thể vui mừng hơn Tổng thống Putin.

Các đề xuất đã công bố của ông Trump cũng đe dọa làm trầm trọng thêm tình hình ở Trung Đông. Ông Trump cho biết ông dự định khiến Mỹ độc lập về vấn đề năng lượng, qua đó hàm ý việc từ bỏ các lợi ích của Mỹ trong khu vực Trung Đông và tiếp tục chính sách phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thạch vốn phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính. Ông Trump cũng duy trì quan điểm của mình, theo đó "Hồi giáo là Hồi giáo", không phân biệt Hồi giáo cực đoan và tín đồ bình thường, và có thể là một tôn giáo nguy hiểm. Quan niệm này, được Tướng Michael Flynn, Cố vấn an ninh quốc gia tương lai chia sẻ, sẽ tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến giọng điệu của các chiến binh Hồi giáo vẫn rêu rao về "một cú sốc của các nền văn minh".

Tại châu Á, ưu thế vượt trội về kinh tế và quân sự của Mỹ đã cho phép duy trì sự ổn định trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, một Trung Quốc đang bùng nổ hiện thách thức tình trạng hiện nay. "Trục chiến lược" do Tổng thống Mỹ Barack Obama xoay về châu Á chủ yếu dựa vào việc thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự tham gia của 12 quốc gia đang bị đe dọa bởi ông Trump đã hứa sẽ hủy bỏ TPP khi ông nhậm chức. Trong khi đó, Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển các mối quan hệ kinh tế riêng của nước này ở châu Á-Thái Bình Dương và khu vực Mỹ Latinh.

Giống như năm 1930, giai đoạn mà các chính sách biệt lập và bảo hộ của Mỹ đã cản trở tăng trưởng kinh tế và thương mại trên quy mô toàn cầu, các khuynh hướng cùng bản chất tương tự đang diễn ra ngày nay có thể đặt nền móng cho một tình huống trong đó các cường quốc mới sẽ có thể thách thức và phá hoại trật tự quốc tế dưới sự lãnh đạo của Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn là một sức mạnh kinh tế và tài chính toàn cầu trong một thế giới kết nối chặt chẽ với nhau. Nếu không có sự giám sát, các quốc gia và cường quốc trên sớm hay muộn cũng sẽ đe dọa các lợi ích kinh tế chủ yếu và an ninh của Mỹ - không chỉ ở trong nước Mỹ mà cả ở nước ngoài - đặc biệt là khi các chế độ này gia tăng khả năng vũ khí hạt nhân của mình và tăng cường tấn công mạng. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy chính sách bảo hộ, biệt lập và "Nước Mỹ trên hết" là những "ly cocktail" hoàn hảo cho một thảm họa kinh tế và quân sự.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
  • Trải nghiệm cùng các “cần thủ”
  • SLNA bất ngờ hạ Bình Định, Văn Khang giúp Thể Công Viettel có 3 điểm
  • Khu di tích Tà Thiết đón hàng ngàn lượt khách
  • Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
  • 36 tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long bị đình chỉ hoạt động kể từ đầu năm
  • VINAFIS opposes China’s unilateral fishing ban in East Sea
  • Lewandowski xác nhận từng đồng ý gia nhập MU
推荐内容
  • Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
  • Rút ngắn thời gian xét công nhận DN ưu tiên thủ tục hải quan
  • Nhận định CAHN vs Thể Công Viettel, 19h15 ngày 25/5
  • Rút ngắn thời gian xét công nhận DN ưu tiên thủ tục hải quan
  • Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
  • Kết quả bóng đá Real Madrid 0