Khủng hoảng kinh tế trầm trọng đã khiến người dân biểu tình đòi Thủ tướng Sri Lanka từ chức. Người biểu tình Sri Lanka trèo lên tường bảo vệ bên ngoài nhà riêng của Thủ tướng Mahinda Rajapaksa. Ảnh: Reuters TheủnghoảngởSriLankavẫnchưaclốlịch thtt bóng đá hôm nayo đó, hàng nghìn sinh viên Sri Lanka đã kéo đến nhà Thủ tướng Mahinda Rajapaksa biểu tình, yêu cầu ông từ chức vì khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng. Những người biểu tình đã cố xô đổ hàng rào bảo vệ khu nhà của Thủ tướng Mahinda Rajapaksa ở thủ đô Colombo, sau khi cảnh sát dựng rào chắn trên nhiều tuyến đường xung quanh thành phố để ngăn họ liên kết với người biểu tình ở những nơi khác. Cảnh sát Sri Lanka cho biết, Thủ tướng Mahinda Rajapaksa không có nhà vào thời điểm xảy ra biểu tình, và đám đông sau đó đã giải tán một cách ôn hòa. Cùng thời gian này, các cuộc biểu tình khác cũng nổ ra trên khắp Sri Lanka, trong đó đám đông cố xông vào nhà và văn phòng của các quan chức chính phủ. Tuần này, một người đàn ông đã bị bắn chết khi cảnh sát nổ súng phong tỏa đường ở thị trấn trung tâm Rambukkana. Đây là trường hợp thiệt mạng đầu tiên kể từ khi biểu tình ở Sri Lanka bắt đầu nổ ra từ tháng trước. Trong hơn 2 tuần qua, hàng nghìn người biểu tình đã cắm trại hàng ngày bên ngoài Văn phòng Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, nhằm yêu cầu ông và anh trai từ chức trong bối cảnh Sri Lanka đang lâm vào tình trạng mất điện kéo dài, lạm phát kỷ lục và tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu trầm trọng. Quốc gia Nam Á này đang phải đối mặt tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khi giành độc lập năm 1948. Nền kinh tế Sri Lanka bắt đầu lộ rõ sự xuống dốc khi đại dịch Covid-19 làm giảm doanh thu quan trọng từ du lịch và kiều hối của nước này. Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka Ali Sabry, người đang ở thủ đô Washington D.C. (Mỹ) để đàm phán về gói cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cảnh báo tình hình kinh tế ở trong nước có thể sẽ còn tồi tệ hơn. Không chỉ tình trạng thiếu lương thực, giá nhiên liệu tăng vọt và cắt điện trên diện rộng mà trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 cũng thiếu thốn. Bộ trưởng Y tế Sri Lanka, Channa Jayasumana cho biết, 90 ngày sắp tới sẽ là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với ngành y tế nước này do tình trạng thiếu thốn thuốc men và vật tư y tế, bắt nguồn từ thiếu hụt ngoại hối. Theo ông Jayasumana, Bộ Y tế đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tổ chức, chuyên gia nhằm giúp giải quyết tình trạng thiếu thuốc men và trang thiết bị y tế. Chính phủ Sri Lanka hiện đang trông chờ vào nguồn viện trợ từ các quốc gia khác, cũng như Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên Hiệp Quốc. Để nhanh chóng giải quyết tình trạng khan hiếm nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác, giới chức Sri Lanka đang nỗ lực thúc đẩy các cuộc thảo luận với đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới, Ấn Độ và các quốc gia khác về việc hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho quốc gia Nam Á đang gánh khoản nợ nước ngoài lên tới 51 tỉ USD này. Trong một động thái liên quan, IMF cho biết các cuộc thảo luận tập trung vào sự cần thiết của việc Sri Lanka thực hiện “một chiến lược đáng tin cậy” để khôi phục ổn định kinh tế và củng cố an sinh xã hội trong khủng hoảng hiện nay. Mặt khác, nhằm tăng cường sự hỗ trợ các quốc gia liên quan để cứu nguy vỡ nợ, Sri Lanka cũng đã tìm đến Trung Quốc, với đề nghị được vay 2,5 tỉ USD nhưng Bắc Kinh tỏ ra thận trọng hơn trong việc điều chỉnh các khoản vay. Giới quan sát nhận định, mặc dù đã tranh thủ từ nhiều tổ chức, quốc gia liên quan nhưng Sri Lanka vẫn khó thoát khỏi khủng hoảng vì khoản nợ quá lớn và người dân mất lòng tin vào chính quyền. Tuần trước, Chính phủ Sri Lanka tuyên bố sẽ tạm thời không trả được khoản nợ nước ngoài trị giá 35,5 tỉ USD. Các cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn đã nổ ra trong những tuần gần đây khi Sri Lanka rơi vào tình trạng thiếu lương thực, giá nhiên liệu tăng vọt và cắt điện trên diện rộng do cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng có tiền lệ này. |
HN tổng hợp |