Xây dựng nền tảngĐiều 53 Hiến pháp 2013 đã quy định cụ thể: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.Điều này khẳng định vị trí, vai trò của tài sản công và đòi hỏi công tác quản lý, khai thác, sử dụng công sản sao cho bền vững, hiệu quả nhất.
Nhắc đến công tác quản lý tài sản công, có thể nói, giai đoạn 10 năm đầu hoạt động của Cục Quản lý công sản thành lập chính là quá trình xây dựng nền tảng từ việc xác định đối tượng, chủ thể đến hoàn thiện thể chế quản lý. Chia sẻ về giai đoạn này, ông Trần Đức Thắng - Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho biết: Những năm đầu, khái niệm tài sản công được xác định còn khá “chung chung”. Thực tế, từ năm 1995 đến trước năm 1998, công tác quản lý công sản mới chỉ tập trung vào 3 đối tượng là trụ sở làm việc, phương tiện đi lại và tài sản xác lập sở hữu Nhà nước trên cơ sở các Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Để xác định rõ hơn, cuộc tổng kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định trong khu vực hành chính sự nghiệp đã được thực hiện để làm cơ sở định hướng phát triển, lập kế hoạch đầu tư xây dựng mới, mua sắm, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và tạo lập cơ sở dữ liệu về tài sản công. Từ đó, đối tượng quản lý của công tác quản lý công sản đã được xác định một cách đầy đủ, rõ ràng và thể chế hóa tại Nghị định số 14/1998/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý tài sản Nhà nước (TSNN) với 6 nhóm tài sản gồm: Tài sản khu vực hành chính sự nghiệp; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia; TSNN tại doanh nghiệp; tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước; tài sản dự trữ quốc gia; đất đai và tài nguyên thiên nhiên khác. Đây chính là tiền đề để xây dựng, ban hành Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008 và xác lập vị trí của tài sản công tại Hiến pháp năm 2013.
Giai đoạn này, hệ thống cơ quan công sản cũng được hình thành và hoàn thiện từ 6 cán bộ trong ngày đầu thành lập và một số cán bộ quản lý kiêm nhiệm, phân tán tại các bộ, ngành, địa phương, đến nay, Cục Quản lý công sản đã có 74 CBCC với 4 phòng nghiệp vụ, 1 văn phòng cục và 1 trung tâm cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN và dịch vụ tài sản. Phòng Quản lý công sản cũng đã được thành lập ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng, thời kỳ 2005-2015 là giai đoạn cơ quan quản lý TSNN tập trung khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công, tạo bước đột phá quan trọng. Về nội dung này, Cục trưởng Trần Đức Thắng cho biết: Nguồn lực từ tài sản công được khơi thông, đóng góp vào phát triển KT-XH và điều hành kinh tế vĩ mô. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công đã được triển khai thực hiện đối với những tài sản có số lượng và giá trị lớn: Nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước; kết cấu hạ tầng giao thông; đất đai và tài nguyên thiên nhiên; tài sản tịch thu và tài sản xác lập sở hữu Nhà nước… Hầu hết các cơ chế, chính sách do Cục Quản lý công sản tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành trong giai đoạn này đều xoay quanh “tiết kiệm, hiệu quả và khai thác nguồn lực”. Đó là: Chính sách đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng TSNN tại cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Chính sách sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước; Chính sách khai thác, quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng; Chính sách tài chính đất đai; Chính sách xử lý tài sản dự án, tài sản tịch thu và tài sản xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
Phát huy công cụ quản lý, điều hành
Chặng đường 20 năm của cơ quan quản lý tài sản công tuy dài nhưng những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu. Tập thể cán bộ công chức của Cục Quản lý công sản không được thỏa mãn với thành tích đã đạt được mà phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa; tích cực nghiên cứu và lao động sáng tạo để cùng nhau nhìn lại những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công đã, đang và sẽ diễn ra trong bối cảnh đất nước có nhiều điểm mới. Qua đó, từng CBCC ý thức được trách nhiệm đối với công việc thực hiện cải cách tài chính, đặc biệt cải cách thủ tục hành chính để quản lý công sản ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn, xứng đáng với niềm tin của Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Tài chính.Thứ trưởng Bộ Tài chính
Nguyễn Hữu ChíTiếp nối những thành quả của 20 năm qua, thời gian tới, Cục Quản lý công sản đã xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch; từng bước hạch toán đầy đủ tổng số, cơ cấu tài sản công của quốc gia cả về hiện vật và giá trị; gắn việc quản lý tài sản công với công tác quản lý, điều hành KT-XH, ngân sách Nhà nước và huy động nguồn lực; tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả quản trị tài sản công.
Những nhiệm vụ trọng tâm đó là:
Thứ nhất,ban hành Luật Tài sản công thay thế cho Luật hiện hành đảm bảo bao quát được các loại tài sản công theo Hiến pháp năm 2013 nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên để đưa ra những cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động, khai thác nguồn lực từ tài sản công đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả…
Thứ hai,đổi mới phương thức quản lý, khai thác đối với một số loại tài sản công trong một số lĩnh vực có khả năng xã hội hóa hướng tới mục tiêu khai thác tốt nhất nguồn tài sản công hiện có gắn với huy động các nguồn lực của xã hội, đảm bảo yêu cầu quản lý của Nhà nước gắn với đảm bảo sự bình đẳng giữa khu vực công và khu vực tư nhân.
Thứ ba,xây dựng cơ chế và tổ chức thực hiện hạch toán tài sản công của quốc gia; mở rộng cơ sở dữ liệu về tài sản công theo hướng tích hợp làm cơ sở quản lý, điều hành.
Thứ tư,từng bước chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa theo hướng tập trung công tác quản lý tài sản công trong khâu mua sắm, vận hành và xử lý tài sản gắn với việc kiện toàn, nâng cao năng lực của hệ thống cơ quan quản lý tài sản công thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tách bạch nhiệm vụ quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ công.
Như vậy, nhiệm vụ chính trị của Cục Quản lý công sản trong thời kỳ tới hết sức nặng nề cả về công tác xây dựng chính sách, chế độ, cả về công tác tổ chức quản lý TSNN. Chính vì vậy, Cục trưởng Trần Đức Thắng khẳng định: Tập thể CBCC Cục Quản lý công sản sẽ tiếp tục phát huy thành tựu đã đạt được và truyền thống đoàn kết, thống nhất, nỗ lực, tập trung để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ theo Chiến lược Quản lý công giai đoạn 2010 - 2020, Kế hoạch quản lý công sản thời kỳ 2015 - 2020.
顶: 85984踩: 15829
【juarez】20 năm khơi thông nguồn lực từ tài sản công
人参与 | 时间:2025-01-10 22:00:54
相关文章
- Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- Huyện Phụng Hiệp: Diện tích trồng xoài Đài Loan tăng mạnh
- Sầu riêng đầu vụ giá cao
- Tăng trưởng kinh tế 2019 có thể vượt kế hoạch?
- iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- Giải ngân vốn cho 43 hộ vay
- CPTPP: Cuộc chơi không dễ, chỉ dành cho chất lượng
- Sẽ chuyển đổi nhiều vùng sản xuất không hiệu quả
- Đấu giá biển ô tô 30K
- Vẫn giữ mức lãi suất cho vay chương trình nhà ở xã hội
评论专区