【bảng xếp hạng ngoại hạng bồ đào nha】Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ tài chính

Ngành Thuế tiếp cận toàn diện các nguồn thu,ểnkhaicóhiệuquảcácnhiệmvụtàichíbảng xếp hạng ngoại hạng bồ đào nha phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2024 Ngành Hải quan quyết liệt thực hiện 5 nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024 7 nhiệm vụ đối với các cục hải quan tỉnh, thành phố trong triển khai thu ngân sách
Năm 2024, ngành Tài chính sử dụng chính sách tài khóa hợp lý để vừa thúc đẩy kinh tế, vừa đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. 	Ảnh: H.Anh
Năm 2024, ngành Tài chính sử dụng chính sách tài khóa hợp lý để vừa thúc đẩy kinh tế, vừa đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Ảnh: H.Anh

Sử dụng chính sách tài khóa hợp lý

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, năm 2024, việc triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) trong bối cảnh kinh tế - xã hội có những thời cơ, thuận lợi vá khó khăn, thách thức đan xen. Trong khi đó, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Tài chính hết sức nặng nề: dự toán thu NSNN là 1,7 triệu tỷ đồng; dự toán chi NSNN là 2,1 triệu tỷ đồng; bội chi NSNN là 399,4 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 3,6% GDP.

“Vấn đề khó khăn đặt ra cho năm 2024 là phải sử dụng chính sách tài khóa hợp lý để vừa thúc đẩy kinh tế vừa đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia. Vì vậy, mức độ nới lỏng cần được tính toán, cân nhắc thận trọng để đạt được đa mục tiêu nói trên”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ngay từ đầu năm 2024, ngành Tài chính đã chủ động ban hành các nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo sát sao công tác tài chính - ngân sách. Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã ban hành Nghị quyết số 27 -NQ/BCSĐ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2024. Theo đó, Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính chỉ đạo tổ chức điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh thực hiện các công trình đầu tư hạ tầng quan trọng, kết nối vùng và liên vùng, tạo nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, chính sách cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện cơ chế tự chủ và lộ trình tinh giản biên chế theo các Nghị quyết của Trung ương.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tài chính – ngân sách cũng được chỉ đạo tập trung; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm người đứng đầu trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số quốc gia; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm; chấn chỉnh, khắc phục triệt để việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Phấn đấu hoàn thành dự toán thu ở mức cao nhất

Nhiều nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu cũng được Bộ Tài chính xác định như: tăng cường quản lý thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất; quản lý chi NSNN chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi; kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN, nợ công, các nghĩa vụ nợ dự phòng; đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; đẩy mạnh chuyển đổi số; tiếp tục cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh...

Về kết quả thu ngân sách, ngay trong tháng đầu tiên của năm 2024, tiến độ thu tháng 1 đạt khá so với dự toán. Tổng thu NSNN ước đạt gần 231 nghìn tỷ đồng, bằng 13,6% dự toán, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN năm 2024 ngay từ đầu năm, tăng cường công tác quản lý thu; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách thu hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa, điện tử hóa công tác thu thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, gian lận, trốn thuế,.... phấn đấu thu vượt dự toán thu NSNN năm 2024 được giao.

Dưới góc độ ngành Thuế, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn nhấn mạnh, năm 2024 được đánh giá là vẫn còn rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt các vụ, đơn vị, các cục thuế nên số thu tháng 1 đạt kết quả tương đối tốt. Trong thời gian tới, các vụ, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai tốt 693 nhiệm vụ đã được văn phòng thông báo để đảm bảo năm 2024, các công việc được vận hành trơn tru thuận lợi, qua đó thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách, chuyển đổi số , tạo tiền đề để hoàn thành nhiệm vụ cả giai đoạn 2020-2025.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; quản lý chặt chẽ các nguồn thu; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, các khoản chi không thật sự cấp bách. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ, kịp thời tham gia ý kiến với Bộ KH&ĐT về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư năm 2024 và kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ KH&ĐT khẩn trương xử lý nhanh chóng các vướng mắc thuộc lĩnh vực phụ trách để đáp ứng tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán… Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành cho các chủ đầu tư, đẩy mạnh thanh toán qua dịch vụ công trực tuyến; công khai, minh bạch trong quá trình xử lý hồ sơ, bảo đảm giao dịch thông suốt, liên tục, không để tồn đọng hồ sơ thanh toán mà không rõ lý do và phát sinh chi phí cho chủ đầu tư...

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
下一篇:Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn