Nhu cầu vốn dự án giao thông rất lớn
TheỷlệvốnchủsởhữudựánBOTgiaothôngrấtthấkết quả bóng đá hôm qua hôm nayo số liệu báo cáo về tình hình cấp tín dụng trong nước đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết năm 2016, chỉ tính riêng ngân hàng thương mại đã có tổng mức cam kết cấp tín dụng cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là 252.856 tỷ đồng, dư nợ cấp tín dụng là 129.267 tỷ đồng, tăng hơn 28,2% so với năm 2015. Trong đó, cam kết cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông là hơn 163 tỷ đồng với dư nợ cấp tín dụng là hơn 87,2 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm 2015.
Bên cạnh nguồn vốn tín dụng đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông, các tổ chức tín dụng còn đầu tư gián tiếp thông qua việc mua trái phiếu Chính phủ (TPCP). Chỉ tính riêng trong năm 2016, vốn NSNN huy động từ TPCP là gần 282 tỷ đồng. Trong đó, lượng TPCP các tổ chức tín dụng mua chiếm tới 85% (khoảng hơn 238,4 tỷ đồng), tổng lượng trái phiếu phát hành chủ yếu để đầu tư hạ tầng giao thông.
Trong năm 2017, tính đến ngày 12/4 vừa qua, vốn NSNN huy động từ TPCP là gần 61,5 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm; Trong đó, lượng TPCP các tổ chức tín dụng mua chiếm tới 80% tổng lượng trái phiếu phát hành (khoảng hơn 49 tỷ đồng).
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 10 – 15% tổng mức đầu tư. Ảnh: TL |
Theo báo cáo của Bộ Giao thông - Vận tải, kế hoạch đầu tư trung hạn 2016 – 2020, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giao thông trong giai đoạn này vào khoảng hơn 952,7 tỷ đồng, bao gồm 218,4 tỷ đồng vốn ODA nước ngoài, 386,3 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước (NSNN) và gần 348 tỷ đồng vốn huy động ngoài NSNN. Riêng đối với dự án tuyến cao tốc Bắc – Nam có tổng mức đầu tư là hơn 314,5 tỷ đồng.
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, trung hạn rất cao
NHNN cho biết, qua báo cáo của các ngân hàng, vướng mắc lớn nhất của ngân hàng khi cho vay các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông xuất phát từ chính các dự án được chủ đầu tư đề nghị vay vốn. Trong đó, chủ yếu là năng lực tài chính của nhà đầu tư hạn chế, ít khả năng hỗ trợ dự án khi có biến động trái chiều; nhà đầu tư không đảm bảo vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án.
Bên cạnh đó, việc sử dụng “đòn bẩy” tài chính lớn dẫn đến nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi lớn, nhất là trong những năm đầu triển khai dự án; Các dự án BOT giao thông thường có tổng mức đầu tư lớn, thời gian vay vốn dài…;
“Vì vậy, để thu xếp vốn dài hạn cho các dự án giao thông cần tiếp tục huy động từ các nguồn vốn có tính chất dài hạn như nguồn vốn NSNN, nguồn vốn ODA, TPCP, trái phiếu công trình, huy động qua thị trường chứng khoán…”, NHNN chỉ rõ.
Thêm vào đó, NHNN cũng cho biết, hiện các ngân hàng trong nước sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn lớn. Thậm chí có ngân hàng, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, trung hạn rất cao, với mức lần lượt là 36% và 43%...
Đơn cử, riêng đối với dự án cao tốc Bắc – Nam, ngoài những khó khăn trên còn có một số khó khăn trong việc thực hiện xem xét tài trợ vốn như: Dự án thực hiện đầu tư mới với tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn, suất đầu tư cao hơn, thời gian hoàn vốn có xu hướng dài hơn, khó tính toán được doanh thu dự kiến và dòng tiền của dự án do đây là tuyến đường mới, lưu lượng xe bị phân lưu…
Để giải quyết vốn cho dự án cao tốc Bắc – Nam, NHNN đề xuất cần sớm hoàn thiện cơ chế về đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP, đảm bảo hài hoà lợi ích Nhà nước - người dân và doanh nghiệp. Đồng thời đẩy nhanh lộ trình triển khai các trạm thu phí không dừng trên tất cả các dự án BOT nhằm kiểm soát hiệu quả nguồn thu các dự án, có cơ chế hỗ trợ chủ đầu tư về rủi ro phát sinh như kéo dài thời gian thu phí... Bên cạnh đó tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm huy động nguồn vốn dài hạn, nhất là có cơ chế huy động vốn từ các tổ chức quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài.
Qua tình hình thực tế về việc thu xếp vốn của các tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông của NHNN cho thấy, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với lĩnh vực này từ bố trí nguồn vốn TPCP đến chỉ đạo sát sao về công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ các dự án...
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tăng vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án, nâng cao năng lực hoạt động nhằm đáp ứng các yêu cầu về đầu tư dự án cũng như các điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Còn phía các ngân hàng cần bám sát các chủ trương của Nhà nước liên quan đến các dự án BOT, thẩm định, giám sát chặt chẽ các dự án nhằm kiểm soát rủi ro, thu nợ kịp thời, đúng hạn./.
Tố Uyên