当前位置:首页 > Cúp C2

【tỉ số champion league】Xuân no ấm về với vùng đồng bào dân tộc

Báo Cà MauNăm nay, về lại xóm Khmer Lớn, thuộc ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, hình ảnh đầu tiên ghi nhận được là đường rợp bóng cờ, nhà cửa khang trang, người người thi đua lao động sản xuất.

Năm nay, về lại xóm Khmer Lớn, thuộc ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, hình ảnh đầu tiên ghi nhận được là đường rợp bóng cờ, nhà cửa khang trang, người người thi đua lao động sản xuất.

Hầu hết người dân xóm Khmer Lớn đều áp dụng mô hình sản xuất lúa - tôm và trồng hoa màu. Mùa Tết năm nay, bà con vui trong niềm vui thu hoạch trúng vụ, cùng với khí thế hừng hực của vùng quê vừa được công nhận nông thôn mới.

Trên vùng nông thôn mới

Chủ tịch UBND xã Khánh Hoà Lâm Vũ An cho hay: “Toàn xã có 273 hộ dân tộc Khmer, phần lớn sống tập trung ở ấp 6 thuộc hai xóm: Khmer Lớn và Khmer Nhỏ. Xóm Khmer Lớn có 80 hộ, là thế hệ sống cố cựu nên đa phần đều là hộ khá giàu. Đã qua, việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất giúp vùng quê khó khăn không còn cảnh túng thiếu”.

Nông dân U Minh làm khô bổi phục vụ Tết Bính Thân 2016.

Tiếp khách lạ với nụ cười thân thiện bên rẫy hoa màu đang chuẩn bị gieo hạt tiếp vụ Tết, vợ chồng chị Lâm Thị Lợi hớn hở khoe: "Gia đình có sáu công đất mặt liếp trồng màu và ao nuôi cá bống tượng, cá chình; huê lợi từ rẫy hoa màu hơn 30 triệu đồng mỗi vụ và hàng chục triệu đồng từ thu hoạch cá". Với số tiền lãi, anh chị sửa sang nhà cửa khang trang và chăm lo cho các con ăn học.

Nhắc đến chuyện học và làm ăn ở xứ này không ai không biết đến gia đình bà Lâm Thị Cẩm, 66 tuổi, người dân tộc Khmer. Gia đình bà Cẩm có cả thảy sáu người con. Bằng quyết tâm, hai vợ chồng bà Cẩm đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, chăm lo cho các con ăn học. Từ việc chí thú làm ăn, gia đình bà đã biến 3 ha ruộng lúa sang lúa - tôm, mỗi năm thu nhập hơn 120 triệu đồng. Từ đó, kinh tế gia đình ổn định và chăm lo cho các con ăn học tử tế. Đến nay, hai trong sáu người con của bà Cẩm đã tốt nghiệp đại học, bốn người là đảng viên.

Hay gia đình ông Đào Từ, 58 tuổi, có 3,8 ha đất sản xuất lúa - tôm, mỗi năm thu nhập gần 200 triệu đồng. Ông có ba người con, trong đó hai người đang theo học Đại học Công an Nhân dân và đều vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Ông Đào Từ cho biết: “Đời mình đã trải qua cuộc sống khó khăn, nay có điều kiện nên phải lo cho các con ăn học, có thế mới mong cuộc sống ổn định và no ấm hơn. Không riêng gia đình tôi, ở xóm này, hầu như nhà nhà đều lao động hăng say và thay đổi tư duy cho con theo học đến nơi đến chốn để cuộc sống ổn định về sau. Chúng tôi còn được hỗ trợ rất lớn từ các chính sách của Đảng và Nhà nước”.

Đảm bảo thực hiện tốt các chế độ chính sách

Bà Trần Thị Kiều Yến, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, cho hay: “Năm 2015 thêm một năm công tác quản lý Nhà nước về dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc”.

Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc giảm trung bình 3-4%/năm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh từ 12,14% năm 2011 xuống còn dưới 3,5% năm 2015. Riêng hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer năm 2015 giảm còn 18,75% hộ so với tổng số hộ đồng bào dân tộc trong toàn tỉnh.

Các địa phương đã tiến hành hỗ trợ đất ở cho 272 hộ, đất sản xuất cho 72 hộ, đất ở và sản xuất cho 81 hộ; hỗ trợ trực tiếp cho 38.210 người thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, với số tiền trên 3,4 tỷ đồng; thực hiện tốt chính sách về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc như xây dựng lò hoả táng, salatel cho vùng đồng bào dân tộc, tổ chức lễ, Tết truyền thống của đồng bào dân tộc; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất cho 11 xã và 42 ấp đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135.

Từ đó, diện mạo vùng đồng bào dân tộc ngày càng khởi sắc; niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được củng cố và nâng cao.

Bên cạnh, năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 67 cá nhân được công nhận là người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc. Các chính sách đối với người có uy tín đều được triển khai thực hiện kịp thời và đúng quy định. Nhiều vùng đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Cà Mau khởi sắc nhanh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên, đặc biệt, nhiều hộ từ nghèo, nhờ biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nuôi trồng nên vươn lên khá giàu, có mức thu nhập từ 100-300 triệu đồng/năm.

Để giảm tình trạng hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Khmer nói riêng một cách bền vững, tỉnh Cà Mau đã vận dụng tốt những chính sách hỗ trợ từ Trung ương. Bằng nguồn vốn từ Chương trình 135, trong năm năm qua, Cà Mau có thêm vốn để phát triển hạ tầng cho 12 xã thuộc bốn huyện: Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh và Đầm Dơi.

Nguồn vốn ấy được phân bổ kịp thời, giúp tỉnh duy tu, bảo dưỡng thêm 70 công trình giao thông nông thôn ở 11 xã thuộc ba huyện và 42 ấp đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

Cùng với đó, các cấp, ngành tỉnh Cà Mau còn tập trung nhiều giải pháp chỉ đạo công tác giảm nghèo, ưu tiên giảm nghèo ở các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Nổi bật là Quyết định 494 và 551 của Tỉnh uỷ Cà Mau về việc phân công các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp… cấp tỉnh phụ trách đỡ đầu các xã có đông đồng bào dân tộc, hoặc các xã có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo từ 15% trở lên./.

Bài và ảnh: Phong Phú

分享到: