您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【dự đoán bóng đá hàn quốc】Chính sách tài khóa nhân văn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp 正文

【dự đoán bóng đá hàn quốc】Chính sách tài khóa nhân văn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

时间:2025-01-10 20:39:46 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Những chính sách hướng về doanh nghiệpĐể kịp thời ứng phó với diễn biến khó khăn của tình hình kinh dự đoán bóng đá hàn quốc

Chính sách tài khóa nhân văn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Những chính sách hướng về doanh nghiệp

Để kịp thời ứng phó với diễn biến khó khăn của tình hình kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản tăng trưởng kinh tế, đồng thời xem xét, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế để đề xuất với cấp có thẩm quyền các giải pháp giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất áp dụng cho năm 2023.

Tại nhiều diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã khẳng định, các hành động của Bộ Tài chính đều hướng về doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn.

Trên thực tế, Bộ Tài chính đã đề xuất với cấp có thẩm quyền các giải pháp giảm, gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất áp dụng cho năm 2023, với tổng quy mô gói hỗ trợ khoảng 198,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, số tiền miễn, giảm là 77,2 nghìn tỷ đồng và số tiền gia hạn là 121,2 nghìn tỷ đồng. Trong đó, riêng số tiền gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023 đã lên tới khoảng 110 nghìn tỷ đồng.

Còn rất nhiều chính sách liên quan đến giãn, giảm thuế, phí, lệ phí đang được Bộ Tài chính trình các cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền. Nếu được thông qua, các chính sách đó sẽ được thực hiện vào nửa cuối năm nay, với số tiền lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Bộ Tài chính đã thực hiện lời hứa của mình

Theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), Quốc hội, Chính phủ đã rất chủ động, linh hoạt và kịp thời triển khai nhiều giải pháp, giúp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Việc Bộ Tài chính kiên định thực hiện lời hứa của mình với các chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch là hết sức nhân văn.

Doanh nghiệp phát triển, tài khóa sẽ vững mạnh. Những lời khen đến từ cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà quản lý và đại biểu Quốc hội… chính là động lực để Bộ Tài chính duy trì một chính sách tài khóa vì dân. Sẻ chia với người dân và doanh nghiệp là mục tiêu hướng đến của Bộ Tài chính. Trong suốt 3 năm qua, khi bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng mạnh mẽ tới kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, Bộ Tài chính đã, đang và sẽ luôn kiên định với mục tiêu này.

Phát huy sức mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Dành lời khen cho sự chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, sức mạnh trong việc thực hiện chính sách tài khóa đến từ việc Chính phủ, Bộ Tài chính đã duy trì một lập trường tài khóa linh hoạt, hiệu quả khi thực hiện miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí, nhưng cái được lớn hơn là doanh nghiệp phục hồi, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và quay trở lại đóng góp cho nguồn thu ngân sách. Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp tục được duy trì trong năm 2023 này và chính sách tài khóa vẫn được coi là bệ đỡ, là trụ cột cho tăng trưởng kinh tế của đất nước.

heo thống kê, trong 3 năm qua, Bộ Tài chính đã trình các cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều gói hỗ trợ giãn, giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất lên đến hơn 500 nghìn tỷ đồng. Điều đáng nói là những gói hỗ trợ lớn chưa từng có này lại được triển khai trong bối cảnh khó khăn chồng chất khó khăn. Khi doanh nghiệp gặp khó, kinh tế suy giảm, sức mua kém sẽ đồng nghĩa với việc nguồn thu về cho ngân sách nhà nước (NSNN) lập tức bị đe dọa.

Đến nay, những dự báo cho các thách thức dường như chưa có điểm dừng và vẫn đang hiển hiện khi nhiều địa phương tăng trưởng kinh tế âm, “đầu tầu kinh tế” là TP. Hồ Chí Minh trong quý I vừa qua chỉ tăng trưởng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Chính phủ thành lập các tổ công tác và liên tục có các chỉ đạo nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, cơ sở hạ tầng và xuất nhập khẩu. Bởi nếu tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn trong các lĩnh vực này, sẽ tạo đà cho kinh tế phục hồi và bứt phá.

Trong bối cảnh phải triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng, Bộ Tài chính cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Thu NSNN trong những tháng gần đây có hiện tượng suy giảm. Thu nội địa giảm so với cùng kỳ năm trước với mức giảm thu diễn ra ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực tại nhiều địa phương. Điều đáng lo ngại hơn là trong thời gian tới, các giải pháp về chính sách giảm thuế được ban hành với quy mô lớn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thu ngân sách.

Chia sẻ với báo chí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đây là những giải pháp rất hợp lý, nguồn lực đáng kể để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mặc dù trong quý I/2023, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 3,32%, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng giảm 17%, thu NSNN tới hết quý I/2023 chỉ tăng 2,21%, thu nội địa nếu trừ các khoản đột xuất thì chỉ còn xấp xỉ 85% so cùng kỳ. Tuy nhiên, việc giảm, gia hạn nhiều khoản thuế, phí sẽ trực tiếp tháo gỡ khó khăn, là những chia sẻ, động viên và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp phát triển thì nền kinh tế sẽ phát triển và chính sách tài khóa ngày càng vững mạnh.

Gói tài khóa mang lại nhiều mục tiêu

TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất sẽ tác động rất nhanh và hiệu quả đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay để các chính sách này mang lại hiệu quả cao hơn nữa, cần đồng bộ với các chính sách khác như: đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tạo cầu cho thị trường; tiếp tục điều hành giảm lãi suất, tỷ giá; cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư… Đây là những động lực quan trọng giúp doanh nghiệp sớm hồi phục và đóng góp cho tăng trưởng trong năm 2023.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cũng cho rằng, những khó khăn trong năm 2023 đã được dự đoán từ trước và giờ chúng ta phải có giải pháp rõ ràng, cụ thể để gỡ từng nút thắt. Đối với chính sách tài khóa, trong trước mắt cũng như lâu dài, Bộ Tài chính tiếp tục kiên định và nhất quán trong việc thực hiện chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. Chúng ta phải chấp nhận giảm thu để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, không thể vì số tiền quá lớn mà không hỗ trợ cho doanh nghiệp, vì gói chính sách tài khóa mang lại nhiều mục tiêu, vừa phục hồi tăng trưởng, vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động, Nhà nước bớt gánh nặng chi cho an sinh xã hội.

“Gói hỗ trợ cao và hiệu quả mang lại là rất lớn, cho nên tôi rất đồng tình, Nhà nước có thể khó khăn, nhưng vẫn có chính sách rõ ràng, cụ thể cho doanh nghiệp” - đại biểu Phạm Văn Hòa đã chia sẻ với phóng viên TBTCVN như vậy.

Thời gian qua, nhiều chính sách đã hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng người lao động, doanh nghiệp và người dân, đã giúp kinh tế tăng trưởng trở lại với nhiều mốc ấn tượng như trong năm 2022. Chính vì thế mà tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2 với triển vọng ổn định. Các chính sách được ban hành cơ bản phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Quy mô gói hỗ trợ đã được mở rộng hơn nhiều so các năm trước.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên TBTCVN, một số đại biểu Quốc hội đồng tình cho rằng, về dài hạn, các chính sách phải xây dựng trên nguyên tắc can thiệp có mục tiêu, không thực hiện các chính sách hỗ trợ hay can thiệp đại trà. Chính sách cần xác định rõ thời kỳ áp dụng để bảo đảm tính linh hoạt, nghĩa là có lộ trình cụ thể. Về lâu dài, các gói hỗ trợ tài khóa cũng cần phải tính toán thận trọng hơn, bởi trên thực tế, các chính sách tài khóa đưa ra một loạt các giải pháp, nhất là về thuế, phí, lệ phí đã trực tiếp đi vào cuộc sống, doanh nghiệp cũng như người dân được thụ hưởng, giúp giảm bớt các khó khăn trong quá trình hồi phục sản xuất, kinh doanh, thì về lâu dài cần cân nhắc để tránh ảnh hưởng tới các mục tiêu về cân đối ngân sách./.