当前位置:首页 > La liga

【trũc tiep bong da】Xử phạt học sinh nói bậy có khả thi không?

Trẻ em nói bậy như một lẽ... đương nhiên

Vừa qua,ửphạthọcsinhnóibậycókhảthikhôtrũc tiep bong da UBND TP Hà Nội đã phải lên kế hoạch kiểm tra, xử lý nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa này. Đây không phải lần đầu tiên Hà Nội chỉ đạo chấn chỉnh văn hóa ứng xử trong nhà trường và ngoài xã hội.

Trước đó, cuối năm 2014, theo chỉ đạo của UBND TP, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến xây dựng “hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư TP Hà Nội”. Tuy nhiên, cho đến nay, nạn nói tục, chửi bậy không có dấu hiệu… thuyên giảm, đặc biệt trong giới học sinh, sinh viên.

TS Lê Thị Bích Hồng

TS Lê Thị Bích Hồng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương, giảng viên cao cấp trường ĐH Sân khấu Điện ảnh phải thốt lên rằng chưa khi nào, chưa bao giờ lại chứng kiến nhiều tình huống ứng xử thiếu văn hóa trong nhà trường cũng như ngoài xã hội như hiện nay. Nhiều bạn trẻ nói tục chửi bậy như chuyện tự nhiên, không có gì là thô thiển, kệch cỡm.

“Tôi đã từng chứng kiến và rất buồn khi trong quán cà phê hay thư viện… các em nói bậy mà không ý thức mình đang nói bậy, coi hành vi đó như là lẽ đương nhiên không ảnh hưởng đến tư cách, đạo đức của mình”- TS Hồng cho biết.

Chung quan điểm này, TS Nguyễn Tùng Lâm (chủ tịch Hội tâm lý giáo dục HN, hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, HN) cho rằng, trẻ con nói bậy xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do bắt chước từ người lớn trong cộng đồng, trong gia đình. Cha mẹ nói bậy trước mặt con cái thì chắc chắn trẻ sẽ học theo.

Không chỉ trong gia đình, mà theo TS Lâm trẻ còn được nghe những lời tục tằn ấy khi ra ngoài xã hội. Đó là ở chợ, trong siêu thị hay trên đường phố. Trẻ mặc nhiên được nghe như một điều bình thường, điều này ăn sâu vào tiềm thức của học sinh thì “lệnh cấm” trong nhà trường chỉ có thể ngăn ngừa một cách “cưỡng bức”, nó không lâu bền, thậm chí sinh ra tâm lý đối phó của học sinh.

Xử phạt chỉ là cách cắt ngọn

TS Hồng cho rằng việc thiết lập lại văn hóa ứng xử trong xã hội nói chung và học sinh nói riêng không thể một sớm một chiều. Và càng không phải đợi đến bậc giáo dục đại học mới bắt đầu. Để làm được việc này cần rất nhiều yếu tố, từ trong chính mỗi gia đình, từ bậc giáo dục mầm non cho đến tiểu học chứ không phải chỉ làm phần ngọn (đợi các em học đến bậc THCS, THPT hay ĐH) mới giảng dạy, mới răn đe hay mới xử phạt thì…không còn giá trị.

Điều chúng ta cần làm là làm thế nào để các em có ý thức khi nói ra những lời lẽ ấy các em cảm thấy xấu hổ, cảm thấy xúc phạm những người xung quanh… TS Hồng cho rằng đó là việc khó nhưng cần phải làm - xây dựng quy tắc ứng xử văn minh cho học sinh sinh viên Thủ đô.

“Những biện pháp răn đe, xử phạt chỉ là công cụ, cần giải quyết nền móng trước chứ không phải cắt ngọn, phải xây dựng ý thức cho trẻ biết nói lời  “biết xin lỗi, cảm ơn”. Tôi dạy môn cơ sở văn hóa VN chú trọng đến giao tiếp ứng xử nên thường lồng vào các bài giảng về giao tiếp ứng xử. Vì thế nguyên tắc tôi đặt ra cho các em là nếu như tôi nghe thấy tiếng nói bậy ở trong không gian trường học tôi sẽ không dạy, thay vào đó là sự phân tích, phê bình hành vi ấy ngay trước lớp”- TS Hồng nhấn mạnh.

Bổ sung quan điểm trên, TS Lâm cũng cho rằng, chúng ta vẫn cần có những quy định cụ thể nơi công cộng, trong nhà trường, cơ quan, thậm chí có thể đề ra chế tài với các mức độ xử lý cụ thể. Nhưng điều nên làm hơn cả là tác động đến nhận thức của giới trẻ. Theo đó, thay vì hô hào không được nói tục, chửi bậy mỗi nhà trường nên tổ chức các diễn đàn để các em thẳng thắn bộc lộ quan điểm về việc này. Khi các em nhận thức được hành vi của mình, thì chính các em sẽ có những điều chỉnh.

Theo Infonet

Điểm vui chơi lý tưởng cho trẻ em ngày Quốc tế Thiếu nhi

分享到: