【bd kq anh a】Đề xuất sửa đổi quy định về báo cáo cơ quan nhà nước việc thu hồi hàng hóa khuyết tật
作者:La liga 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 06:06:31 评论数:
Định nghĩa về người có ảnh hưởng
TheĐềxuấtsửađổiquyđịnhvềbáocáocơquannhànướcviệcthuhồihànghóakhuyếttậbd kq anh ao VCCI, Điều 2.1 Dự thảo đưa ra định nghĩa người có ảnh hưởng. Phương án 2 xác định các đối tượng này bao gồm (i) chuyên gia, (ii) người có uy tín, (iii) người được xã hội chú ý. Các quy định này còn tương đối chung chung, không rõ ràng, không thể định lượng được cụ thể. Doanh nghiệp và các cá nhân nhận tài trợ để quảng cáo sẽ rất khó xác định có thuộc trường hợp phải thực hiện các nghĩa vụ công khai thông tin theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro pháp lý.
Phương án 1 Dự thảo đang đi theo hướng xác định người có ảnh hưởng là người có quan hệ tài trợ với doanh nghiệp. Đây có thể là phương án khả thi và dễ xác định hơn cho cả doanh nghiệp và cá nhân nhận tài trợ. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc đi theo phương án này.
Tuy nhiên, để quy định này có thể dễ dàng áp dụng trong thực tế, đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ các khái niệm sau: (1) tài trợ: khi nào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cá nhân được coi là quan hệ tài trợ, trong đó phân biệt giữa hoạt động khuyến mãi cho người tiêu dùng với mục đích quảng cáo (chẳng hạn: dùng thử sản phẩm/ giảm giá để đăng tải lên mạng xã hội) với hoạt động tài trợ quảng cáo; (2) kiểm soát: định nghĩa cụ thể hơn khi nào thì doanh nghiệp được coi là “kiểm soát” thông tin với cá nhân.
Nền tảng số lớn
Điều 2.2 Dự thảo đưa ra khái niệm nền tảng số lớn. Quy định này được cho rằng nhằm xác định cụ thể các doanh nghiệp có trách nhiệm theo quy định của Luật. Tuy nhiên, Luật Giao dịch điện tử 2023 đã quy định về nền tảng số, và dự kiến sẽ quy định cụ thể các vấn đề liên quan trong Nghị định quy định chi tiết, trong đó có nền tảng số lớn và tiêu chí xác định.
Nghị định này cũng dự kiến có hiệu lực vào ngày 01/07/2024. Do vậy, để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định này. Việc xác định nền tảng số lớn sẽ được dẫn chiếu theo pháp luật về giao dịch điện tử.
Trách nhiệm của ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, khu thương mại
Điều 5 Dự thảo quy định trách nhiệm của ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, khu thương mại, trong đó các quy định hướng đến các ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, khu thương mại trở thành đơn vị có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng trong khu vực quản lý. Quy định này cần xem xét ở các điểm sau:
Tính khả thi: Năng lực của doanh nghiệp vận hành chợ, khu thương mại thực sự khó đáp ứng việc các yêu cầu này, chẳng hạn như doanh nghiệp khó có thể thực hiện giải quyết tranh chấp (phán xử) giữa thương nhân với cá nhân và hoà giải tranh chấp cần nhân sự có chuyên môn và được đào tạo bài bản về hoà giải. Hoặc doanh nghiệp cũng không có đủ thẩm quyền và năng lực để xác định chất lượng sản phẩm hàng hoá (hiện nay đang thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước). Việc duy trì các điều kiện này sẽ tạo ra gánh nặng chi phí lớn cho các doanh nghiệp;
Tính cần thiết: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng đã quy định nhiều cách thức bảo vệ người tiêu dùng và trách nhiệm của người tiêu dùng. Việc tạo ra thêm một “lớp” bảo vệ nữa có thể không thực sự cần thiết và có hiệu quả như các cách thức đang hoạt động. Hơn nữa, trong trường hợp các khu thương mại (suy đoán là siêu thị, trung tâm thương mại), các doanh nghiệp hoạt động trong các gian hàng tại khu này đều là doanh nghiệp có thương hiệu, có cơ chế giải quyết khiếu nại với người tiêu dùng (ngay tại cửa hàng và thông qua phương thức khác) rất hiệu quả, do đó không cần thiết phải có sự can thiệp của doanh nghiệp vận hành khu.
Không phù hợp: Điều 5.6 Dự thảo quy định doanh nghiệp định kỳ 06 tháng phối hợp với cơ quan chức năng để kiểm soát hàng hoá trong phạm vi quản lý. Quy định này là không phù hợp vì việc thanh, kiểm tra với doanh nghiệp cần được giới hạn và chỉ thực hiện theo quy định pháp luật về thanh, kiểm tra, cụ thể chỉ diễn ra không quá 01 lần/năm theo Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng năm 2017 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại các quy định này, loại bỏ các trách nhiệm không phù hợp.