【romania liga】Mối tình đầu của tôi

Truyện ngắn của Ma Văn Kháng

Qua điện thoại,ốitigravenhđầucủromania liga Đại mời tôi đi ăn trưa. Đúng giờ hẹn, xuống xe tôi đã thấy Đại áo sơ mi trắng, quần técgan nâu dáng vẻ ngượng nghịu như kẻ mới tập ăn mặc đỏm dáng và lần đầu tiên đón bạn gái, đứng chờ. Chào anh, tôi vừa nói thì Đại đã giơ tay xem đồng hồ:

- Quẩn quanh thế mà gần trưa rồi. Bây giờ anh mời em ăn cơm trưa, Yên à!

Đại vào buồng, dắt chiếc xe Babetta sơn long lở đến một gốc cây đại. Rồi anh leo lên yên, mắm môi, còng lưng dận bàn đạp. Và trong tiếng động cơ xe nổ rền rã, anh quay lại giục tôi lên xe đi và nói như khoe: Anh sẽ đưa em đến ăn ở một quán bình dân, quán Cây Xoài, vừa rẻ vừa ngon.

Quán Cây Xoài! Quán nhỏ, mái bằng, bốn bề để trống, lịch sự và giản dị, dựng cạnh một cây xoài, gắn biển tên Việt và tên Anh: Restaurant Mango. Mango này thân tày ôm, ngọn đâm cao bằng nhà hai tầng, lá xanh đầm. Lúc này đang là mùa xuân, hoa xoài trắng tinh nở li ti khắp vòm lá, gặp cơn gió nhẹ rơi xuống như tô điểm mặt đất. Hoa xoài tô điểm cả chiếc bàn ăn chúng tôi chọn ngồi.

- Em thích ăn gì thì gọi đi! Ở đây món ăn vừa rẻ vừa ngon.

Đại nói, nhấn mạnh một lần nữa hai đặc điểm rẻ và ngon, khiến tôi phải cười thầm. Anh thật thà, vụng về làm sao!

Tôi nói, tôi ăn gì cũng được. Anh cười tán thưởng: Anh cũng thế. Vì anh bận lắm, có hôm nấu một bữa ăn hai. Bận đến mức vừa xúc cơm ăn vừa đọc sách. Anh đang làm một công trình nghiên cứu về đặc điểm tính cách người Việt. Công trình có quy mô lớn. Viết ra phải hơn một ngàn trang. Và một khi công trình hoàn thành thì chắc chắn anh sẽ giành được học vị tiến sĩ.

Tôi thấy thoải mái, dễ chịu. Vì thái độ thân tình của anh. Vì bữa cơm giản dị. Thịt chân giò luộc, cá kho tộ, canh chua. Thực đơn như một bữa ăn gia đình.  Đặc biệt anh rất thích ăn ớt. “Em có tưởng tượng được không, có bữa anh chỉ ăn cơm với nước mắm ớt thôi”. Anh nói rồi và cơm. Trông anh ăn rất gọn và ngon như một anh lực điền sau buổi làm cật lực gặp bữa.

Xong bữa, anh vừa rút khăn tay lau mũi, vừa vẫy cô phục vụ lại: “Hết bao nhiêu tất cả, cô em?” Rồi phẩy tay ra dáng người đàn ông sang trọng bảo tôi cất đi khi tôi rút ví từ trong sắc tay định lấy tiền trả.

- Dạ, tất cả là tám mươi ngàn năm trăm ạ.

- Hà, có thế thôi à? Rẻ thật, rẻ thật đấy! 

Đầu gật gật đắc ý, Đại móc túi lấy tiền. Tiền dính, anh nhấm nước bọt vào đầu ngón tay để dễ đếm, rồi bỗng ngẩng mặt và quay sang tôi: “Em có năm trăm lẻ không?”

Tôi móc túi lấy tờ bạc lẻ, gằm mặt, cố nhịn cười. Ôi, con người thật thà và vụng dại! Thật thà, vụng dại hiện ra ở cái vóc tầm thước nhưng to ngang, với đôi vai rộng, đôi bàn tay dầy có những ngón tay trùng trục của anh. Anh gây ấn tượng đặc biệt với tôi ngay buổi tiếp xúc đầu tiên, khi anh đem một cái quần đến chữa ở tiệm may của tôi. Cái quần dạ không hiểu anh kiếm được ở đâu, thuộc loại ngoại cỡ, quá rộng, quá dài so với thân hình anh. Phải bóp ống, lên gấu, bóp bụng lại. Việc chẳng đáng là bao mà anh hỏi giá. Hỏi giá xong lại mặc cả. Tôi phì cười nói: Em làm giúp anh thôi. Đến ngày anh lấy quần, tôi giữ đúng lời hứa, không lấy tiền công, anh gãi đầu gãi tai, rồi bắt tôi phải đi ăn trưa với anh. Năm lần bảy lượt hẹn mới có bữa ăn này.

*

Quán Cây Xoài các trưa thứ Bảy hàng tuần thành nơi gặp gỡ của chúng tôi. Bữa cơm mở lối đi vào trái tim, người đời thường nói vậy. Trong bữa ăn, tôi và Đại lần lần hiểu biết hoàn cảnh của nhau. Tôi 23 tuổi, làm thợ may, hiện thời phải nuôi hai đứa cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ. Anh 30 chưa vợ, là cán bộ nghiên cứu xã hội học của một cơ quan cấp tỉnh, quê gốc ở một huyện nghèo thuộc tỉnh Hà Nam, ngoài Bắc. Ông bố anh ly hương vào Sài Gòn kiếm sống từ năm một ngàn chín trăm năm mươi tư. Anh vào bộ đội, giải phóng Sài Gòn tìm đến nhà bố thì bố và vợ sau của ông cùng lũ con gái sinh một bề đã đi Mỹ. Hiện, ông là chủ một công ty ở California. Nay anh định cư ở tỉnh biên giới này. Anh nói: “Chưa biết chừng anh trở thành tỷ phú lúc nào không biết! À, lúc ấy ta sẽ không ăn ở quán Cây Xoài bình dân nữa đâu nhé!”

Tôi cười thầm. Anh hồn nhiên, chất phác ghê!

Trưa thứ Bảy, sau bữa ăn đầu tiên ở quán Cây Xoài một tháng, Đại chia tay tôi. Hỏi đi đâu. Anh nói: Đi rất xa và việc rất quan trọng. Tôi và anh hôn nhau dưới gốc xoài. Và một cánh hoa xoài già đã rơi, đậu xuống tóc tôi.

*

Thời hiện đại, mỗi giây sống dồn nén bao năng lượng khiến cho tôi có cảm giác sau hai tháng xa cách dài dẵng, thời gian đã trả lại cho tôi một Đại khác hoàn toàn với Đại mà tôi đã quen. Trước hết là một giọng nói đầy uy lực, vang vổng khi trưa ấy Đại đột ngột xộc vào nhà tôi.

- Yên! Taxi đậu ở ngoài ngõ kia rồi!

- Em còn phải chờ hai đứa cháu đi học về.

- Ôi trời, chờ thì đến bao giờ. Mà taxi thuê tính giờ! Em có hiểu tính giờ là như thế nào không?

Đại hiện diện nửa cau có nửa náo nức, nét quen chen nét lạ. Vệt ria mép lún phún chớm bạc gia thêm vẻ nam nhi phong trần. Bộ com lê đen, chiếc sơ mi vàng và cái cà vạt đỏ chóe trên người anh trông vừa sang trọng, vừa chương chướng thế nào.

May mà hai đứa trẻ đi học về sớm và chúng tôi tất tả chạy ra ngõ sau đó có mươi lăm phút, Đại trở lại vui vẻ khi cùng tôi ngồi vào băng ghế sau chiếc taxi đỏ chót và ra lệnh cho tài xế. Đi khách sạn Mộng Đẹp!

Bây giờ tôi mới nhận ra hai chiếc nhẫn lớn đeo ở hai ngón tay của bàn tay trái Đại. Cổ anh long thõng một vòng xích vàng. Và ở cổ tay trái lủng liểng một sợi xích bạc kỵ gió theo mốt thời thượng. “Sao, em lạ à?” Đại hất hàm, nhìn tôi, vẻ ngạo mạn. Tôi gật đầu và anh đưa tay quàng vai tôi bóp mạnh, cử chỉ tự nhiên khác hẳn trước, rồi thao thao. Đại vừa có một bước nhảy vọt. Anh đã được nhận quyền thừa kế một tài sản lớn của bố anh ở Hoa Kỳ. Từ một kẻ nghèo túng anh đã trở thành một đại gia sở hữu một tài sản tám trăm ngàn đôla. Nhờ đó, anh đã tậu được hai tòa biệt thự ở Sài Gòn và một ở trung tâm tỉnh. Cười hờ hờ, anh bảo: Con người ta mạnh mẽ nhờ ba yếu tố: Trí tuệ, quyền lực và tiền bạc. Giờ, anh không những thoát cảnh nghèo hèn, anh còn là người mạnh mẽ nữa.   

Chúng tôi lên tầng hai khách sạn Mộng Đẹp, tầng sang nhất khách sạn, tất cả đều vàng chóe một sắc mầu vương giả từ khăn trải bàn, đến lớp kim loại ốp cầu thang và yếm ngực của các cô phục vụ.

 Các món ăn đã bầy. Hai ngón tay nhóp một chiếc chả nướng trên chiếc đĩa ở rìa bàn, quệt vào bát nước chấm, Đại đút tỏm vào mồm. Rồi đột ngột, đổi mặt cau có, Đại gõ tay xuống mặt bàn gọi cô phục vụ lại, chỏ ngón tay vào đĩa chả và miếng chả anh vừa nhè ra, hất hàm:

- Món gì đây?

- Dạ, đúng món bác gọi đấy ạ.

- Chả này chó ăn nó cũng chê, cô ạ.

Tôi gằm mặt xuống bàn, hai tai như bị vò đỏ rửng. Tôi nghĩ cô phục vụ cũng ngượng như tôi. Quả nhiên, cô bé cũng gằm mặt xuống bưng đĩa chả đi, nhưng vừa đi được hai bước đã bị Đại gọi giật:

- Này, đừng có tính tiền món ấy đấy nhé!

Bàn ăn đặt sáu món chứ không ít. Nhưng Đại không ăn. Có lẽ là Đại đã ăn ở đâu rồi. Còn bây giờ, qua làn khói thuốc anh nghiêng đầu nhìn tôi ăn như người ta ngắm nhìn một con mèo đi lạc đói khát mới tìm về.

- Ơ kìa, ăn đi chứ, Yên!

- Em không muốn ăn!

- Ăn đi! Chả lẽ lại cho vào túi ni lông mang về à? Ăn đi, em, không phí!

Im lặng. Đại búng tàn thuốc. Tôi lấy giấy lau miệng. Xung quanh năm sáu chiếc bàn ăn đều có khách. Khác hẳn lúc ăn những bữa cơm đơn sơ ở quán Cây Xoài. Cảm giác bất bình đẳng, thấy mình bị coi thường đè ép lên tôi nặng dần. Khi ta bất nhã với bất cứ ai trước mặt người thân là chính ta đang tỏ ra kiêu ngạo với người thân ta đó. Bởi vì, khi ta tự cho ta cái quyền được hung bạo là ta đã hạ thấp phẩm cách của người bạn ta. Con người phải biết biểu hiện mình thật đẹp đẽ, đặc biệt là trước mặt người mà ta yêu. Bữa ăn sắp xong đã để lại cái gì đó thật bất nhẫn trong lòng tôi, khiến mặt tôi như sần sùi nổi mụn. Thì vừa lúc, Đại chuyển ghế sang ngồi cạnh tôi:

- Yên này, anh có một điều rất thắc mắc về em.

- Anh cứ nói.

- Là từ khi anh ngỏ ý yêu em, không hề thấy em yêu cầu, đòi hỏi ở anh một cái gì cả.

- Ý anh là...

- Phải, ý anh là em cần phải đòi anh mua cho cái này, sắm cho cái kia, em phải biết làm nũng...

Tôi lắc đầu:

- Em không quen thế!

Tưởng Đại tiếp tục truy đuổi, không ngờ anh ngả người, cười hắc một tiếng cụt ngủn:

- Em không yêu cầu gì ở anh. Vậy bây giờ anh yêu cầu, anh đòi hỏi em đây.

Rồi không kịp để tôi kịp chờ đợi, anh đã xích ghế, ghé tai tôi, với một cánh tay quàng qua vai tôi, kéo ép tôi lại.

 - Trưa nay, anh về ở với em nhé!

Tôi không hiểu mình đã nói gì, nhưng ngay sau đó, tôi thấy hai con mắt thô lố của Đại đỏ vằn lên, anh quát:

- Đuổi cổ hai thằng nhóc cháu cô đi! Cô nên nhớ chúng không là cái gì với tôi cả. Mà cô cũng nên nhớ: Không phải là tôi không có tiền thuê buồng để ngủ với cô. Vấn đề là...

Tôi ngẩng lên, tắc nghẹt nơi cổ họng. Thì Đại đã đứng dậy, tay chống bàn, mắt gườm gườm nhìn tôi như nhìn một kẻ dưới quyền, một tên nữ nô:

- Cô tưởng tôi không kiếm được một con trẻ, đẹp hơn cô, hả? Nói cho cô biết, hôm qua có một con mới hai mươi tuổi đến nhà tôi tự nguyện hiến thân cho tôi và tôi đã đuổi nó đi. Cô có biết vì lý do gì không? Nó cởi hết váy áo, nằm lên giường, giơ tay đón tôi, đáng lẽ phải câm mồm thì nó lại toe toe: “Anh yêu, anh nhớ sang tên cho em cái xe Dream hainhá!” Nó biết tôi đã là một đại gia và sẽ còn nhiều bổng lộc nữa. Thế là tôi sững lại, quát: “Đứng dậy, mặc váy áo vào! Cút!”

Tôi đứng phắt dậy ngay khi Đại vừa dứt lời và vội đưa hai tay bịt miệng, nhưng không kịp, tôi nôn thốc nôn tháo ra sàn nhà.

 

*

Đại nói hôm ấy anh bị say vì mấy ly rượu mạnh uống trước đó. Tôi không đáp. Nhưng từ đó, không bao giờ gặp lại Đại nữa. Kẻ nghèo hèn gặp cơ hội giàu bốc lên, lại thêm tí quyền hành thì trên cái gốc gác nghèo nàn quê kệch, nó còn sinh ra lắm trò bỉ tiện hơn nữa cơ. Tôi nhớ nhiều đến cơn nôn oẹ hôm đó. Kỷ niệm về mối quan hệ của tôi với Đại là một nỗi buồn ngơ ngẩn, may thay vẫn còn bóng một cây xoài lá xanh đậm, mùa xuân hoa nở trắng ngà và vào hè kết quả xanh như ngọc, trông giống hình những nốt nhạc.

Thể thao
上一篇:Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
下一篇:Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động