Giúp trẻ phát triển toàn diện Để thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục và giúp trẻ phát triển toàn diện,ạogiaacuteodụckỹnăngsốngchotrẻty so truc tuyên Trường mầm non Phú Riềng, huyện Phú Riềng đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, trang trí các góc mở sáng tạo, ấn tượng và độc đáo. Mục đích để khi bước vào ngôi trường của mình, trẻ cảm thấy vui vẻ, hào hứng tham gia các hoạt động trải nghiệm. Học sinh Trường mầm non Phú Riềng biết hợp tác cùng nhau trong thực hiện các trò chơi “Lễ hội mùa xuân” Trong chuyên môn, giáo viên chọn thực hiện các chuyên đề hướng trẻ hoạt động trải nghiệm để trẻ nhận biết và ứng dụng trong cuộc sống. Chuyên đề “Kỹ năng chào hỏi”, giáo dục trẻ có thái độ lễ phép cũng như rèn thói quen chào hỏi thông qua việc giúp trẻ biết sử dụng một số từ phù hợp tình huống khi giao tiếp. Đây cũng là giải pháp giáo dục trẻ lòng quý trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người thân, thầy cô giáo và mọi người xung quanh. Chuyên đề “Kỹ năng hợp tác thông qua các trò chơi” giáo dục trẻ biết chia sẻ, hợp tác, thảo luận khi cùng làm một việc chung. Đây là giải pháp rèn cho trẻ kỹ năng làm việc nhóm, tích cực tham gia hoạt động, mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến của mình. Khi hợp tác cùng nhau thì công việc sẽ nhanh hơn, đạt kết quả cao hơn. Ngoài ra, các trường mầm non còn lồng ghép giáo dục trẻ các kỹ năng tự chăm sóc, tự phục vụ mình. Nếu trước đây mọi hoạt động, sinh hoạt như ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh cá nhân của trẻ đều phụ thuộc vào cha mẹ, ông bà thì sau khi được giáo dục tại trường học về trẻ có thể tự làm. Cùng với đó, các trường cũng lồng ghép giáo dục trẻ nhiều kỹ năng như phòng, chống bỏng, điện giật, đuối nước, không theo người lạ… Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Nhật Linh, giáo viên Trường mầm non Phú Riềng cho biết: Phát triển tốt lĩnh vực tình cảm, kỹ năng xã hội góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện. Đó là tiền đề để trong cuộc sống cũng như lên các cấp học cao hơn, trẻ có tâm thế vững vàng, biết ứng phó với biến đổi trong cuộc sống và giao tiếp xã hội. Phát triển lĩnh vực tình cảm, kỹ năng xã hội trong trường mầm non rất có ý nghĩa. Hiện nay, một số gia đình chưa thực sự quan tâm lĩnh vực này, họ nghĩ rằng những kỹ năng đó tự trẻ biết chứ không phải của giáo dục. Tuy nhiên trong thực tế, nếu không được giáo dục thì trẻ sẽ không có được những kỹ năng đó hoặc kỹ năng có thể sẽ lệch chuẩn, không đúng với yêu cầu, mong muốn của giáo dục mầm non. | Nhà giáo ưu tú NGUYỄN THỊ NHẬT LINH, giáo viên Trường mầm non Phú Riềng
|
An toàn giao thông với trẻ mầm non Điểm mới trong phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội hiện nay là lồng ghép thực hiện chuyên đề “An toàn giao thông trong trường mầm non”. Phó Trưởng phòng Giáo dục tiểu học - mầm non Sở GD&ĐT Vũ Thị Kim Huệ cho biết: An toàn giao thông trong trường mầm non được Bộ GD&ĐT triển khai thực hiện từ năm học 2021-2022, tuy nhiên do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên còn hạn chế. Năm học 2022-2023, Bộ GD&ĐT tiếp tục thực hiện chuyên đề này tại 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó Bình Phước được chọn thực hiện thí điểm. Đây cũng là điểm mới, bởi trước đây chuyên đề này chỉ thực hiện ở bậc phổ thông nhưng năm nay được đưa vào bậc học mầm non. Học sinh Trường mầm non Phú Riềng hào hứng tham gia hội thi “Bé với an toàn giao thông” Là chuyên đề rất mới nên cô, trò, phụ huynh đều hào hứng đón nhận. Sau khi đưa con tham dự hội thi “Bé với An toàn giao thông” tại Trường mầm non Phú Riềng, anh Trịnh Minh Toàn phấn khởi: Hội thi rất bổ ích, bởi hoạt động này sẽ tăng tính trải nghiệm, không chỉ giúp trẻ nâng cao ý thức từ nhỏ mà còn học hỏi được nhiều điều về Luật Giao thông đường bộ. Từ đó giúp trẻ hình thành kỹ năng, góp phần cùng xã hội làm tốt việc giữ gìn trật tự An toàn giao thông, hạn chế rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Thiếu tá Nguyễn Thanh Dũng, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Phú Riềng khẳng định hoạt động này giúp phụ huynh hiểu biết thêm những quy định cơ bản nhất để đưa, đón trẻ đến trường. Đối với học sinh sẽ giúp các em hiểu một số hành vi đơn giản về Luật Giao thông đường bộ để biết và chấp hành; đồng thời trẻ sẽ là những tuyên truyền viên giúp phụ huynh chấp hành nghiêm luật giao thông. Thực tế, nếu trẻ được giáo dục toàn diện kỹ năng sống sẽ có tính tự lập, tự phục vụ mình từ rất sớm. Khi cha mẹ vắng nhà, trẻ có thể tự làm được những việc đơn giản. Ngược lại, nếu không được giáo dục, thực hành kỹ năng sống từ nhỏ, trẻ rất dễ sinh thói lười biếng. Vì vậy, để thực hiện hiệu quả cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Đặc biệt, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền đến phụ huynh về hình thành kỹ năng sống cho con, các cơ sở giáo dục cần chủ động tạo môi trường để trẻ được trải nghiệm, qua đó phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội. |