游客发表

【league 1 pháp】Tiếp sức phụ nữ vượt khó

发帖时间:2025-01-25 14:47:47

ĐIỂM TỰA VỮNG CHẮC

Hộ chị Thị Kgrao ở thôn 6,ếpsứcphụnữvượleague 1 pháp xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập thuộc diện đặc biệt khó khăn. Gia đình không có đất sản xuất, không việc làm ổn định, đôi vai chị càng thêm trĩu nặng khi một mình phải bươn chải kiếm tiền nuôi 2 con bị bệnh. Khi được hội LHPN các cấp vận động hỗ trợ sinh kế, cuộc sống gia đình chị dần ổn định.

Chị Thị Kgrao cho biết: Tôi đã lớn tuổi, hằng ngày đi làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống. Song tiền làm thuê ít ỏi, trong khi nuôi 1 đứa con bị bệnh tâm thần từ nhỏ, 1 đứa bị tai nạn; chồng sức khỏe yếu, chỉ phụ làm những việc vặt trong gia đình nên cuộc sống rất khó khăn. Năm 2017, gia đình được Hội LHPN xã vận động trao tặng 1 căn nhà tình thương; 1 năm sau được hỗ trợ 1 con bò sinh sản. 

Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lê Thị Thanh Loan trao tiền hỗ trợ mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” ở xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập 

“Được các chị trong Hội LHPN xã tặng bò, hướng dẫn cách chăm sóc, đến nay bò sinh được 3 con bê. Vừa qua, tôi đã bán 1 con lấy tiền trang trải cuộc sống, còn lại gia đình cố gắng nuôi để gây đàn” - chị Thị Kgrao vừa cắt cỏ cho bò ăn vừa vui vẻ cho biết.

Chỉ hơn 1 năm trước, cuộc sống hộ chị Phùng Thị Thủy ở thôn 3, xã Đắk Ơ rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Gia đình không có đất sản xuất, một mình chị bươn chải để nuôi mẹ già và 2 con đang tuổi ăn, học. Trước hoàn cảnh của chị, Hội LHPN xã đã trao tặng gia đình 2 con dê sinh sản. Nhờ chăm sóc tốt, đến nay dê đã sinh được 4 con, gia đình chị nhờ đó cũng vơi bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Dần, Chủ tịch Hội LHPN xã Đắk Ơ cho biết, hội đang quản lý hơn 1.100 hội viên, trong đó hơn 30% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên thời gian qua được các cơ sở hội đặc biệt quan tâm. Ngoài hỗ trợ sinh kế, các cơ sở hội còn đẩy mạnh tuyên truyền, động viên hội viên phát huy tính chủ động, dám nghĩ, dám làm để vươn lên trong cuộc sống.

“Trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, vận động, chúng tôi khảo sát tình hình thực tế từng gia đình hội viên để hỗ trợ hiệu quả. Có gia đình được hỗ trợ cây - con giống; có hội viên được hỗ trợ nông cụ sản xuất, nguồn vốn. Chúng tôi xác định, với một xã biên giới còn nhiều khó khăn như Đắk Ơ, mọi sự hỗ trợ đều trân quý. đây là động lực để chị em vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống lâu dài” - chị Dần chia sẻ.

ĐỒNG HÀNH VỚI PHỤ NỮ VÙNG SÂU

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14-10-2022 gồm 10 dự án thành phần, trong đó giao Trung ương Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS và miền núi”. Đối tượng của dự án là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi. Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Các cấp hội phụ nữ tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình tại địa bàn vùng sâu, vùng xa

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 400 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, tuy nhiên quá trình hoạt động có nhiều khó khăn và một số địa chỉ không còn tồn tại. Song song với việc thành lập tổ truyền thông cộng đồng, tới đây, Hội LHPN tỉnh phối hợp UBND các xã hướng dẫn triển khai mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng ở tất cả địa phương, khu phố. Mục đích nhằm hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời nạn nhân bị bạo lực gia đình về nơi tạm lánh nhằm tránh rủi ro sức khỏe, tính mạng, giảm thiểu được hậu quả của bạo lực gia đình.

Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh LÊ THỊ THANH LOAN 

Bình Phước hiện có 46 thôn đặc biệt khó khăn. Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lê Thị Thanh Loan cho biết, mục tiêu trong năm 2023, Hội LHPN tỉnh sẽ thành lập 46 tổ truyền thông cộng đồng tại các huyện Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Đăng và Phú Riềng. Các tổ truyền thông cộng đồng có trung bình từ 7-15 thành viên, trong đó bí thư chi bộ thôn được bầu làm tổ trưởng. Tổ truyền thông cộng đồng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phù hợp với nguyện vọng của các thành viên, qua đó nắm bắt những vấn đề bức thiết liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Từ đó, phối hợp kịp thời với cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức, đoàn thể, cơ quan chức năng để có biện pháp giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Thông qua mô hình góp phần tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; bài trừ hủ tục; giải quyết kịp thời các vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS.

    热门排行

    友情链接