【thứ hạng của rennes】Khoán kinh phí sử dụng xe công: Một chủ trương nhiều lợi ích
Từ thực tế của một trong những đơn vị đã thực hiện thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe,ánkinhphísửdụngxecôngMộtchủtrươngnhiềulợiíthứ hạng của rennes đến ý kiến của một công chức đã có thời gian dài từng sử dụng xe công được phóng viên TBTCVN ghi lại dưới đây đã củng cố thêm nhận định: Đây là một chủ trương đúng, góp phần tiết kiệm chi ngân sách và được dư luận, nhân dân đồng tình.
* Ông Trần Văn Phu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế:
Khoán kinh phí sử dụng xe ôtô là chủ trương đúng
|
Ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quyết định về chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô lãnh đạo cấp Tổng cục Thuế và lãnh đạo cấp cục thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã ban hành quyết định, quy định về chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác từ cấp Tổng cục Thuế đến các đơn vị trực thuộc. Tại quyết định này, đã quy định rõ đối tượng, phạm vi, mức khoán, thời gian áp dụng (từ 15/5/2017) và trách nhiệm thực hiện của các cục thuế, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thuế.
Theo đó, các phó tổng cục trưởng và tương đương; vụ trưởng và các phó vụ trưởng, cục trưởng và phó cục trưởng; các chức danh tương đương vụ trưởng, phó vụ trưởng được thực hiện khoán ô tô khi đi công tác với đơn giá là 13.000 đồng/km. Trường hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thông báo đơn giá khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung khi đi công tác trên địa bàn, thì các đơn vị có trách nhiệm thực hiện theo đơn giá khoán của địa phương và báo cáo việc thực hiện về Tổng cục Thuế.
Cũng theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, định kỳ ngày làm việc cuối cùng của tháng, các đơn vị phải gửi xác nhận số km thực tế đi công tác của các chức danh tại đơn vị, kèm theo tài liệu chứng minh thực tế đi công tác về Văn phòng Tổng cục Thuế. Đối với số km thực tế của phó tổng cục trưởng và tương đương, Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế có trách nhiệm xác nhận, đồng thời chi trả khoản kinh phí sử dụng xe ô tô đi công tác bằng chuyển khoản cá nhân, hoặc bằng tiền mặt cho từng chức danh theo quy định.
Để việc thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác được triển khai một cách đồng bộ, đúng với chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện đối với cục thuế. Theo đó, cục thuế các địa phương (trừ Cục Thuế TP. Hà Nội và Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh), Phân hiệu Trường Nghiệp vụ thuế tại Thừa Thiên - Huế thực hiện thống nhất quy định khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác (bao gồm cả đi họp) trên địa bàn thành phố, thị xã, quận, huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cục thuế và Phân hiệu Trường Nghiệp vụ thuế Thừa Thiên - Huế đóng trụ sở làm việc.
Tôi có thể lấy ví dụ như thế này: Phân hiệu Trường nghiệp vụ thuế tại Thừa Thiên - Huế đóng trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, thực hiện việc khoán đối với Giám đốc Phân hiệu khi đi công tác, bao gồm cả đi họp trên địa bàn huyện Phú Vang. Hoặc Cục Thuế TP. Cần Thơ có trụ sở đóng trên địa bàn quận Ninh Kiều thì thực hiện khoán đối với cục trưởng, phó cục trưởng và tương đương đi công tác (bao gồm cả đi họp trên địa bàn quận Ninh Kiều...)
Sau hơn 3 tháng thực hiện, qua kiểm tra cho thấy, việc thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đi công tác đã được lãnh đạo các đơn vị quán triệt đầy đủ, kịp thời, thực hiện nghiêm túc theo quy định của Bộ Tài chính. Tôi cho rằng, việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đi công tác mà Bộ Tài chính đang thực hiện là chủ trương đúng, do đó đã được dư luận, cộng đồng xã hội ghi nhận, đánh giá cao.
* TS. Phan Huy Thông - Nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn):
Nhiều lợi ích từ khoán kinh phí sử dụng xe công
|
Khoán xe công đã mang lại hiệu quả tích cực, giảm chi tiêu ngân sách và tạo dư luận tốt. Cụ thể là tới đây sẽ thực hiện quản lý xe tập trung và điều chỉnh theo định mức mới. Tôi rất đồng tình và ủng hộ khoán xe công. Trong đó đối với hình thức khoán kinh phí từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại, tôi nghĩ Nhà nước nên làm và phải làm từ lâu rồi vì cơ sở tính toán cũng dễ và hai bên đều có lợi. Việc thực hiện khoán xe công là để các cán bộ lãnh đạo góp phần vào việc thực hành tiết kiệm chi phí, sử dụng đồng tiền ngân sách hợp lý, đồng thời giúp người được khoán chủ động trong mọi việc.
Điều này thể hiện tại nội dung dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô được Bộ Tài chính lấy ý kiến, trình Chính phủ thông qua có quy định các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên (thứ trưởng, chủ tịch tỉnh) sẽ phải nhận khoán xe công đi làm theo diện bắt buộc. Những chức danh này sẽ được áp dụng hình thức khoán kinh phí từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại, mức khoán đã sát thực tế và phù hợp với chi phí để một người tự chi trả việc đi lại.
Ví dụ, khoán cho cấp lãnh đạo là thứ trưởng, thực tế thời gian đưa đón hàng ngày chỉ một phần nhỏ, chủ yếu là thời gian đi công tác. Vì vậy, mức khoán kinh phí với đoạn từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại mà Bộ Tài chính đã dự thảo khoảng từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng/tháng là hợp lý. Mức khoán kinh phí này được Bộ Tài chính xác định trên cơ sở đơn giá và khoảng cách thực tế đưa đón từ nhà đến cơ quan. Tính ra, thông thường nhà các lãnh đạo ở trong nội đô, cách cơ quan 7 - 8km, đi và về khoảng 15km cho nên khoán một ngày 150.000 đồng - 200.000 đồng/ngày đi taxi là có cơ sở.
Đồng thời, khoán xe đưa đón cũng góp phần tiết kiệm thời gian cho hai bên. Ví dụ, nhà của lái xe cách cơ quan 10km, họ phải lên cơ quan lấy xe đến đón lãnh đạo, đi đường gặp tắc đường khiến mất nhiều thời gian chứ không chỉ là vấn đề chi phí. Lái xe đến đón và đưa về, mất thời gian của lái xe, không những vậy, Nhà nước còn mất chi phí nuôi lái xe, bảo dưỡng xe… gây tốn kém kinh phí cho ngân sách.
Do đó tôi cho rằng, khi áp dụng khoán kinh phí đối với một số chức danh từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại Nhà nước có lợi khi tiết kiệm được một khoản kinh phí không nhỏ từ việc mua sắm xe công cũng như vận hành chiếc xe công đó. Còn phía người được khoán cũng có lợi khi chủ động thời gian hơn cho công việc. Nhưng tôi cho rằng, lợi ích lớn hơn từ chủ trương khoán xe công, nếu kiên trì, làm tốt, từng bước sẽ giảm được nhiều lãng phí tiền bạc cho dân, tạo điều kiện cho cán bộ gần dân hơn, từ đó mới hiểu được tâm tư nguyện vọng chính đáng của người dân để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc...
Nhật Minh - Hà Hạnh
相关推荐
- Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- Hải quan cảng Cái Mép tổ chức hội nghị tham vấn, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp
- Xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị
- Năng lực tài chính của các công ty chứng khoán ngày càng được cải thiện
- 200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- Biểu dương vai trò xung kích của tuổi trẻ Phú Vang
- Cổ phiếu bất động sản: Cửa sáng hơn nhưng cơ hội thực sự còn phải chờ?
- Ninh Bình: Bắt đối tượng trốn lệnh truy nã về tội “Giết người”