Sức tiêu thụ chậm,ấpbnhđầuranngsảtỷ lệ cá cược bóng đá số thiếu đầu ra và rớt giá đang là vấn đề mà nhiều người sản xuất và kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh phải đối mặt.
Chanh không hạt là một trong những loại nông sản đang gặp khó về đầu ra và giá thu mua giảm.
Nhiều nông sản gặp khó
Chỉ còn 1 tuần nữa là đến Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5), nhưng chị Nguyễn Thị Kim Chi, tiểu thương bán trái cây tại chợ Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, vẫn còn lo về sức mua, dù đây là lúc thị trường mua sắm sôi nổi dịp giữa năm. Chị Chi cho biết, từ ngày dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi trong nước, lượng khách hàng tới chợ đã giảm, mọi người thắt chặt chi tiêu nên tiêu thụ hàng khá chậm. Hơn nữa đang bước vào thời điểm chính vụ của nhiều loại trái cây, khó tránh được chuyện “đụng hàng”. Năm nay giá nhiều loại trái cây nhìn chung là dễ mua hơn so với năm ngoái. Như trái vải đầu mùa những năm trước có thể lên tới 50.000-60.000 đồng/kg, thậm chí có năm lên tới 80.000 đồng còn hiện nay giá chỉ 35.000-40.000 đồng/kg nhưng số lượng bán ra cũng chưa bật lên được.
Còn tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, ông Võ Văn Năng, Giám đốc Hợp tác xã dưa hấu VietGAP, chia sẻ: Khó khăn về đầu ra không diễn ra mới đây mà riêng trái dưa hấu từ thời điểm Tết Nguyên đán đã tiêu thụ chậm lại so với các năm trước. Vụ dưa hấu gần đây nhất còn khó khăn hơn bởi thương lái thu mua chỉ khoảng 50% sản lượng dự kiến. Diện tích trồng dưa hấu của gia đình ông là 1ha, sản lượng thu hoạch vừa rồi là 30 tấn nhưng chỉ bán được khoảng 10 tấn cho thương lái dù đây là những mối đã bao tiêu ổn định trong suốt mấy năm qua. Nguyên nhân thương lái cho biết là do hàng “đi” rất chậm nên nếu mua toàn bộ sẽ không tiêu thụ hết. Số dưa còn lại ông bỏ công nhà mang đi bán ở các chợ Vịnh Chèo, Vĩnh Viễn, chợ Nàng Mau… được bao nhiêu hay bấy nhiêu. “Cũng còn may mắn là giá bao tiêu các loại dưa không bị giảm đi, từ 6.000-10.000 đồng/kg tùy loại, nhưng tôi coi như không có lãi ở vụ dưa vừa rồi”, ông Năng cho hay.
Cùng chung nỗi trăn trở về đầu ra cho nông sản, bà Huỳnh Thị Lệ, ở ấp Long An B, thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, gắn bó với cây chanh không hạt đã 5 năm nay. Mọi năm khi thời tiết nắng nóng, sức tiêu thụ mặt hàng này khá tốt, giá cả cũng tăng. Năm nay thì ngược lại thậm chí các đợt thu hoạch phải giảm đi vì thương lái không mua nhiều. Bà Lệ cho biết: “Cách đây 2 tuần, tôi thu hoạch được 140kg chanh với giá 6.000 đồng/kg, giá này thấp chỉ bằng một nửa so với năm trước, thương lái cũng mua xen kẽ từng đợt chứ không liên tục, nhiều khả năng đợt sau sẽ không vào mua tiếp nên tôi rất lo lắng”.
Theo ông Đinh Đăng Khoa, cán bộ kỹ thuật tại thị trấn Cái Tắc, diện tích cây có múi trên địa bàn là hơn 118ha, hầu hết là chanh không hạt. Đây là loại cây trồng đã được nhiều bà con tại địa phương lựa chọn vì có thể thu hoạch quanh năm và tiêu thụ khá ổn định trong thời gian qua. Một loại trái cây khác cũng đang gặp khó khi giá thu mua giảm là mít Thái. Hiện giá mít trên địa bàn thu mua là 3.000-4.000 đồng/kg (mua xô), giá mít loại 1 là 12.000 đồng/kg, loại 2 là 6.000-7.000 đồng/kg. Chênh lệch về giá giữa 2 loại mít khá lớn mà khi mua thương lái chọn lọc rất kỹ không chỉ cân nặng mà còn hình dáng bên ngoài nên rất dễ “rớt” loại, tỷ lệ mít loại 1 bán ra không nhiều.
Cần giải pháp chủ động, linh hoạt
Trước thực trạng nhiều loại nông sản khó khăn về đầu ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức các hội nghị nhằm tháo gỡ vướng mắc về kỹ thuật và thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19. Theo đó, cần xây dựng mô hình kết nối cung - cầu đảm bảo an toàn và giữ được giá trị của nông sản, nắm bắt thông tin thị trường nhanh hơn thông qua chuyển đổi số. Nâng cao công nghệ sơ chế, chế biến và năng lực logistics tại địa phương từ đó giúp người dân tiêu thụ nông sản ổn định trong bất kỳ tình huống nào. Ngoài ra, cần đẩy nhanh việc cấp mã số vùng trồng đối với cả hàng xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng phục vụ thời kỳ hậu Covid-19. Thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu cả ở thị trường truyền thống và cả thị trường mới, nhiều tiềm năng.
Tại Hậu Giang, dù chưa ghi nhận cas nhiễm Covid-19 trong cộng đồng nhưng diễn biến phức tạp ở các địa phương khác cũng đã tác động lớn đến đầu ra nông sản. Theo thống kê, toàn tỉnh Hậu Giang có tổng diện tích cây ăn trái là 41.687ha, tăng 4% so với cùng kỳ. Trong đó diện tích cây có múi là 14.493ha, mít 6.966ha, xoài là 3.555ha, khóm 2.727ha, các loại cây khác 13.237ha… Tổng sản lượng đạt gần 500.000 tấn, tăng 25% so với cùng kỳ. Nhiều loại cây đang ở thời điểm chính vụ thu hoạch như xoài, mít, dâu, măng cụt và nhiều loại cho trái quanh năm. Trước mắt, cần có sự phối hợp và triển khai nhanh các giải pháp kết nối, xúc tiến tiêu thụ mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn về thị trường, nhất là các loại nông sản có diện tích lớn. Đây cũng là bài học kinh nghiệm để các ngành, địa phương tiếp tục xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ hiệu quả, khắc phục điểm yếu sản xuất nhỏ lẻ, nâng cao năng lực dự báo và đa dạng các hoạt động quảng bá thương hiệu nông sản và kết nối tiêu thụ để khắc phục giúp bà con nông dân trụ vững khi gặp “sóng gió” thị trường.
Bài, ảnh: THIÊN NGỌC
顶: 31踩: 83
【tỷ lệ cá cược bóng đá số】Bấp bênh đầu ra nông sản
人参与 | 时间:2025-01-10 01:25:20
相关文章
- Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- Hợp tác triển khai dịch vụ xuất khẩu trọn gói
- Thanh Hoá: Mở rộng vùng trồng vải thiều không hạt để xuất khẩu
- Hai hệ thống tạo bước ngoặt trong quản lý hải quan đường hàng không
- Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- Đồng bộ giải pháp quản lý thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
- Hải quan Quảng Trị phối hợp bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
- Tự tìm đơn hàng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó
- Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- Việt Nam thu hẹp chênh lệch thương mại với Trung Quốc
评论专区