欢迎来到Empire777

Empire777

【ketquabongda ac】Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng

时间:2025-01-10 19:09:03 出处:Cúp C1阅读(143)

Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cụ Trịnh Văn Bô,ânTrịnhVănBôvànhữngcốnghiếnchonềntàichínhcáchmạketquabongda ac mừng đại thọ 100 tuổi của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (1914 - 2014); thiết thực kỷ niệm 68 năm ngày Tết Độc lập; 68 năm ngày Truyền thống ngành Tài chính Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2013), với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Bộ Tài chính chủ trương biên soạn cuốn sách “Gia đình và doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam” nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của Cụ và gia đình với Đảng, với Chính phủ, với ngành Tài chính. Cuốn sách là tư liệu quan trọng để mọi người trong xã hội và các thế hệ cán bộ ngành Tài chính hiểu biết rõ hơn về một gia đình với những đóng góp to lớn cho đất nước, cho sự nghiệp tài chính cách mạng. Với ý nghĩa đó, sáng ngày 30/7/2013, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng”. Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Công Nghiệp phát biểu tại buổi Tọa đàm Tham dự Tọa đàm có Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ - Phu nhân Cụ Trịnh Văn Bô; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Bộ Tài chính qua các thời kỳ; đại diện một số cơ quan đoàn thể và các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính; đại diện Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc TP. Hà Nội, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI); các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử đại diện cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Viện Sử học Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử, Bảo tàng Hồ Chí Minh; đại diện Hội đồng họ Trịnh Việt Nam; đại diện gia đình cụ Trịnh Văn Bô. Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp chủ trì buổi Tọa đàm. Tại buổi Tọa đàm, ông Phạm Thu Phong - Tổng Biên tập Tạp chí Tài chính cho biết, cách đây 68 năm, mùa thu lịch sử năm 1945, cùng với sự thắng lợi vẻ vang của Cách mạng tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngành Tài chính cách mạng Việt Nam đã ra đời, giữa muôn vàn gian khó của buổi đầu trứng nước... Trong lúc chính quyền công nông non trẻ vừa giành được độc lập đã phải đương đầu với bao vấn nạn nguy hiểm, đặc biệt là sự đe dọa của “Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” thì ngành Tài chính cách mạng phải tiếp quản một ngân khố gần như trống rỗng. Nền kinh tế quốc dân kiệt quệ vì chế độ bóc lột tàn khốc của phát xít Nhật, vì cảnh nước nhà gần một thế kỷ rên xiết dưới sự áp bức hà khắc của chủ nghĩa thực dân xâm lược. Ở vào bối cảnh vận mệnh của chính quyền non trẻ “ngàn cân treo sợi tóc” đó, sự xuất hiện của các nhà tài trợ đặc biệt cho cách mạng Việt Nam - những gia đình tư sản yêu nước thật vô cùng quý báu. Sự đóng góp vật chất to lớn và ý nghĩa của những nhà tư sản yêu nước đã góp phần giúp cho chính quyền non trẻ vượt qua những giờ phút nguy nan, ngành Tài chính Việt Nam vượt qua những thời kỳ khó khăn, gian khổ nhất của đất nước, thúc đẩy sự nghiệp tài chính cách mạng không ngừng trưởng thành, phát triển, đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô là một trong những tấm gương ngời sáng, tiêu biểu. Từ năm 1944, khi cách mạng Việt Nam còn ở trong trứng nước, gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô đã là một cơ sở bí mật của Việt Minh. Không chỉ là một địa chỉ tin cậy, an toàn của Đảng giữa Hà Nội, là nơi che giấu, nuôi dưỡng những nhà cách mạng tiền bối như Nguyễn Lương Bằng, Khuất Duy Tiến… mà gia đình Cụ còn là một nơi cung cấp tài chính thiết yếu cho Đảng ta thời kỳ này. Đặc biệt, ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang của gia đình Cụ đã vinh dự được Thường vụ Trung ương Đảng chọn là nơi nuôi giấu, bảo vệ Bác Hồ, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ra đời Bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt chế độ phong kiến và hơn tám mươi năm đô hộ của chủ nghĩa thực dân xâm lược. Sau ngày 2/91945, trong những sự kiện như: “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ Vàng”, cụ Trịnh Văn Bô và gia đình lại là trụ cột, là chỗ dựa, là tấm gương tiêu biểu cho giới công thương cả nước ủng hộ chính quyền nhân dân, ủng hộ nền tài chính cách mạng non trẻ vô điều kiện. Ghi nhận những công lao to lớn của cụ Trịnh Văn Bô và gia đình với đất nước, năm 1988, Đảng và Nhà nước ta đã truy tặng cụ Trịnh Văn Bô Huân chương Độc lập hạng Nhất, đồng thời trao tặng phần thưởng cao quý này cho cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, người bạn đời của doanh nhân Trịnh Văn Bô. Cụ Hoàng Thị Minh Hồ chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí Lãnh đạo Bộ Tài chính qua các thời kỳ Buổi Tọa đàm đã được nghe nhiều tham luận rất chi tiết của các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử, cũng như những nhân chứng sống của lịch sử trong thời kỳ này như PGS.TS Phạm Xanh với tham luận “Chuyện về những doanh nhân giàu có theo Bác, theo Đảng”; Đại tá, TS. Trần Văn Thức - Nhà nghiên cứu lịch sử với bài tham luận “Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập”; TS. Đinh Quang Hải - Phó Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam với tham luận “Tuần lễ Vàng - Sự kiện tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam hiện đại”… Với những bài tham luận đầy giá trị lịch sử của các nhà nghiên cứu đã cung cấp nhiều tư liệu quý báu về những đóng góp của các nhà doanh nhân yêu nước trong thập niên 30 – 40 của thế kỷ trước. Tiêu biểu như thân thế, sự nghiệp và những cống hiến quan trọng của gia đình ông Trịnh Văn Bô với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Cũng trong buổi Tọa đàm, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế đã có bài tham luận “Thương gia Trịnh Văn Bô với sứ mệnh tài chính quốc gia trong những ngày đầu dựng nước”. Bài tham luận đã nêu chi tiết những ý nghĩa lịch sử về tinh thần yêu nước của gia đình ông Trịnh Văn Bô và sứ mệnh tài chính Quốc gia trong những ngày đầu dựng nước. Ông cho biết, với ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang, phố cổ Hoàn Kiếm - Hà Nội, là dấu ấn chói ngời của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ hiến cho cách mạng để làm nơi làm việc và sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số cộng sự trong những ngày đầu cách mạng. Xúc động trước những bài tham luận về thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô trong thời kỳ cách mạng, ông Trịnh Đình Hưng – đại diện gia tộc họ Trịnh ở Việt Nam cho biết, với đạo lý uống nước nhớ nguồn từ bao đời nay là nét đẹp cao quí trong con người Việt Nam. Biết ơn thế hệ những người đặt viên gạch đầu tiên cho ngành Tài chính Việt Nam, ắt hẳn sẽ giúp chúng ta có thêm sức mạnh tinh thần để yêu nước, để tôn trọng và gắn bó với sự chấn hưng nền tài chính nước nhà. Từ nghĩa cử cao cả của gia đình cụ Trịnh Văn Bô chúng ta có cơ hội đánh giá, nhìn nhận những giá trị lịch sử to lớn của dân tộc cũng như của ngành tài chính nước nhà. Trên tinh thần đó, Bộ Tài chính dự kiến sẽ xuất bản cuốn sách “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam”. Việc xuất bản cuốn sách là thuận theo đạo lý tốt đẹp của dân tộc và là nghĩa cử cao đẹp của các thế hệ cán bộ ngành Tài chính đáp lại những người có công và cũng là một sáng kiến đáng trân trọng của lãnh đạo Bộ Tài chính trong việc tiếp cận và ghi lại lịch sử của ngành mình một cách công minh. Thay mặt cho gia đình, ông Trịnh Kiến Quốc – con trai Cụ Trịnh Văn Bô bày tỏ niềm vui và xúc động trước những sự quan tâm của ngành Tài chính cũng như của những nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những đóng góp to lớn của thế hệ cha, mẹ ông đối với cách mạng, với dân tộc. Toàn cảnh buổi Tọa đàm Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Công Nghiệp cũng cho biết thêm, không chỉ ủng hộ vật chất to lớn cho Chính phủ cách mạng lâm thời, cho ngân khố quốc gia, cho nền tài chính cách mạng trong buổi đầu gian khó, gia đình Cụ Trịnh Văn Bô còn có những đóng góp riêng, rất đặc biệt với ngành Tài chính. Anh trai Cụ Trịnh Văn Bô – là Cụ Trịnh Văn Bính, một trí thức yêu nước đã giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Tài chính đầu tiên sau cách mạng tháng Tám, năm 1945. Được gia đình cho ăn học bài bản về tài chính tại Anh, Pháp, Cụ Trịnh Văn Bính là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất được giữ cương vị lãnh đạo trong Sở Thuế quan Đông Dương dưới thời Pháp thuộc. Giữa tháng 9/1945, theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng, Hồ Chủ tịch đã mời Cụ cùng ba viên chức cao cấp khác của chính quyền cũ chuyển sang làm việc ở Bộ Tài chính. Ngày 22/3/1946, Hội đồng Chính phủ mới đã bổ nhiệm Cụ Trịnh Văn Bính là Thứ trưởng Bộ Tài chính, kiêm Tổng Giám đốc Sở Thuế quan và Thuế gián thu. Tháng 6/1946, Cụ Trịnh Văn Bính lại được cử là thành viên đoàn Chính phủ do Hồ Chủ tịch dẫn đầu sang dự Hội nghị Phông-ten-nơ-blô tại Pháp. Trong quá trình gần 30 năm đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng Bộ Tài chính, Cụ Trịnh Văn Bính đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực cải cách và phát triển các chính sách thuế và hoạt động của ngành Thuế. Những đề xuất quan trọng của Cụ và của ngành Tài chính đã được Chính phủ tiếp thu như cải cách thuế nông nghiệp, công thương nghiệp phù hợp với các thời kỳ của cách mạng, vừa khuyến khích sản xuất, vừa phục vụ hiệu quả công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Kết thúc Tọa đàm, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Công Nghiệp thay mặt Lãnh đạo Bộ Tài chính cảm ơn các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã đến tham dự và đóng góp những ý kiến quý báu để hoàn thiện tốt nhất cho nội dung cuốn sách. Thứ trưởng cũng tin tưởng và hy vọng rằng ấn phẩm sách “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam” được Bộ Tài chính tổ chức xuất bản trong thời gian tới sẽ đáp ứng được sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc, bổ sung vào tủ sách truyền thống ngành Tài chính một ấn phẩm quý giá. Thân thế Ông Trịnh Văn Bô sinh năm 1914, nguyên quán tại làng Đồng Hoàng, Xã Đồng Mai, Huyện Thanh Oai, Tỉnh Hà Đông (nay là Phường Đồng Mai, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội). Ông là người con trai út trong gia đình 3 anh em. Người anh thứ tên là Trịnh Văn Bính (sau này là Thứ trưởng Bộ Tài chính), người chị lớn tên là Trịnh Thị Thục. Theo gia phả Trịnh tộc thì ông thuộc dòng dõi của Khánh quận công Trịnh Kiều - con thứ 4 của An Đô Vương Trịnh Cương. Thân sinh ông là một doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ 20, cụ Trịnh Phúc Lợi. Mẹ ông họ Phan, người gốc Hoa, về sau nối nghiệp chồng quản lý thành công hiệu buôn Phúc Lợi. Cậu ruột ông cũng là một doanh nhân nổi tiếng đầu thế kỷ 20 với hiệu buôn Cự Hưng. Cha ông không chỉ là một doanh nhân thành đạt, mà còn nổi tiếng đào tạo ra lớp doanh nhân kế thừa. Trong số học trò của cụ Phúc Lợi, ngoài 2 người con ruột là Trịnh Văn Bô (sau kế thừa hiệu Phúc Lợi) và Trịnh Thị Thục (hiệu Phúc Đồng), còn có Nguyễn Đức Mậu (hiệu Phát Đạt), Mai Bá Lân (hiệu Lợi Quyền), Vương Xuân Tọa (hiệu Lợi Hòa, Sài Gòn)... đều trở thành những doanh nhân thành đạt tại VIệt Nam giữa thế kỷ 20. Năm 1932, Ông lập gia đình với bà Hoàng Thị Minh Hồ, ái nữ của ông Hoàng Đạo Phương. Trong sự nghiệp kinh doanh của ông, có công sức không ít của bà. Ông bà có với nhau 7 người con. Bà Hoàng Thị Minh Hồ là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Xã hội Việt Nam và cũng là một trong những người đầu thời kỳ thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà làm công tác phụ nữ đến năm 1974 thì nghỉ hưu. Cống hiến lớn về tài chính cho nền độc lập Được sự vận động của 2 cán bộ Việt Minh là hai anh em Tạ Văn Lưu và Tạ Văn Thực, ngày 14 tháng 11 năm 1944, hai vợ chồng bà cùng người con trai cả chính thức tham gia Việt Minh. Đầu năm 1945, ông bà đã quyết định ủng hộ 1 vạn đồng Đông Dương, tương đương 25 cây vàng, cho Mặt trận Việt Minh, khởi đầu sự nghiệp đóng góp tài chính của gia đình ông bà với Mặt trận Việt Minh. Sau lần đó, gia đình ông bà còn ủng hộ nhiều lần nữa. Tính đến trước Cách mạng tháng 8, gia đình họ Trịnh đã ủng hộ 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng theo thời giá bấy giờ. Sau Cách mạng tháng 8, ông bà được ông Khuất Duy Tiến tiến cử vào Ban vận động Quỹ Độc lập. Gia đình ông bà đã tiếp tục ủng hộ Quỹ Độc lập 20 vạn đồng, tương đương 500 cây vàng. Ngoài ra, còn vận động thêm được hơn 1 triệu đồng Đông Dương cho Quỹ. Trong Tuần lễ Vàng, gia đình ông bà đã đóng góp 117 cây vàng và vận động ủng hộ thêm trên 1.000 cây vàng nữa. Bấy giờ, toàn bộ ngân khố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời chỉ có 1.200.000 đồng Đông Dương, đa phần không thể lưu thông. Các tài liệu chính thức ghi nhận, chỉ riêng gia đình ông bà đã ủng hộ thêm cho chính phủ 5.147 lượng vàng, tương đương với 2.000.000 đồng Đông Dương (theo thời giá lúc đó). Khi chính phủ lâm thời về Hà Nội, ngôi nhà 48 Hàng Ngang của ông bà được dùng làm nơi làm việc của các lãnh đạo Việt Minh. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tiếp đã các sĩ quan OSS như Archimedes Patti và Allison Thomas, cũng như viết hoàn chỉnh bàn Tuyên ngôn Độc lập. Các y phục của các lãnh đạo Việt Minh trong ngày lễ Độc lập, hầu hết do gia đình ông bà cung cấp. Thậm chí các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã mặc y phục của ông Bô trong ngày lễ Độc lập. Riêng chiếc áo cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, vải may áo do hiệu buôn Phúc Lợi cung cấp. Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông tham gia công tác trong chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc trong khi gia đình tản cư lên Cao Bằng. Mãi đến năm 1955, gia đình ông mới trở về Hà Nội. Ông được phân công giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội cho đến ngày nghỉ hưu. Ông qua đời năm 1988 tại Hà Nội. Dưới đây là một số hình ảnh tại Tuần lễ Vàng, nhà riêng, buổi Tọa đàm và tại Di tích lịch sử số 48 phố Hàng Ngang, Hoàn Kiếm-Hà Nội: Gia đình Cụ Trịnh Văn Bô tại Tuần lễ Vàng. Ảnh: Nguồn Internet. Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Công Nghiệp thăm hỏi Cụ Hoàng Thị Minh Hồ tại nhà riêng Cụ Hoàng Thị Minh Hồ chụp ảnh lưu niệm với nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế và các đại biểu tham dự buổi Tọa đàm Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Công Nghiệp và các đại biểu thăm Di tích lịch sử Các đ/c lãnh đạo Bộ Tài chính qua các thời kỳ chụp ảnh lưu niệm cùng các thành viên gia đình Cụ Trịnh Văn Bô tại Di tích lịch sử

Đ.T (Theo web BTC)

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: