Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác về Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
TheộinghịthượngđỉnhPGkhéplạivớiTuyênbốkết quả dortmund hôm nayo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 31/5, Hội nghị thượng đỉnh Đối tác về tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) đã chính thức khép lại với việc thông qua Tuyên bố Seoul gồm 14 điểm nhấn mạnh đến cam kết nỗ lực đạt được trung lập carbon thông qua "phục hồi xanh toàn diện" từ đại dịch COVID-19 đồng thời nhất trí tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy "chuyển đổi năng lượng bằng cách tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo" như năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió.
Trong số các biện pháp cụ thể được trích dẫn trong Tuyên bố Seoul có việc loại bỏ dần các nhà máy nhiệt điện than hiện có và ngừng tài trợ công cho việc xây dựng các nhà máy này ở nước ngoài cũng như thúc đẩy việc sử dụng hydro sạch, đặc biệt trong các lĩnh vực khó giảm.
Các bên tham gia Hội nghị thượng đỉnh P4G nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa để thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, tái khẳng định mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 2 độ C, hướng tới mục tiêu tăng trong phạm vi 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Tuyên bố Seoul xác định cuộc khủng hoảng khí hậu là một mối đe dọa toàn cầu khẩn cấp mà tác động của nó vượt ra ngoài chương trình nghị sự về môi trường, bao gồm các thách thức liên quan đến kinh tế, xã hội, an ninh và nhân quyền.
Theo phát biểu của Tổng thống Moon Jae-in tại phiên bế mạc, Hội nghị thượng đỉnh P4G đã giúp đoàn kết ý chí của cộng đồng quốc tế để thực hiện "phục hồi xanh toàn diện hướng tới trung lập carbon."
Đây sẽ là bước đệm cho sự thành công của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Biến đổi khí hậu (COP 26) tháng 11 tới tại Anh.
Theo Vietnam+