【bảng xếp hạng bo dao nha】Châu Âu đối mặt mối đe dọa “đại dịch kép” COVID
Cúm mùa đang quay trở lại châu Âu sau một năm "vắng bóng". Ảnh: TTXVN
TheâuÂuđốimặtmốiđedọađạidịchkébảng xếp hạng bo dao nhao số liệu của EU, các biện pháp phong toả, mang khẩu trang và giãn cách xã hội được áp dụng trên khắp châu Âu trong thời gian đại dịch COVID-19 đã đánh bật dịch cúm vào mùa đông năm ngoái, tạm thời tiêu diệt loại virus giết chết khoảng 650.000 người trên toàn cầu mỗi năm.
Nhưng tình hình đó hiện đã thay đổi khi các quốc gia áp dụng các biện pháp ngăn ngừa COVID-19 ít nghiêm ngặt hơn trong bối cảnh số người đã tiêm chủng ngày càng gia tăng.
Kể từ giữa tháng 12/2021, virus cúm đã lưu hành ở châu Âu với tỷ lệ cao hơn dự kiến, báo cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết. Theo đó, số bệnh nhân mắc cúm phải điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICUs) ở châu Âu trong tháng 12 đã tăng đều đặn lên mức cao nhất là 43 ca vào tuần cuối cùng của năm. Con số này thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch - với số các ca nhiễm cúm phải điều trị ở ICUs đạt đỉnh điểm hơn 400 ca vào cùng thời điểm tuần cuối cùng trong năm 2018.
Tuy nhiên, đây lại một sự gia tăng lớn so với năm ngoái, khi chỉ có một ca bệnh cúm phải nằm ICU trong cả tháng 12, dữ liệu cho thấy.
Ông Pasi Penttinen - chuyên gia hàng đầu của ECDC về bệnh cúm cảnh báo sự trở lại của virus cúm có thể là sự khởi đầu của một mùa cúm kéo dài bất thường, có khả năng kéo dài sang cả mùa hè. Theo ông, việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế vào mùa xuân có thể kéo dài sự lưu hành của virus cúm vượt xa thời điểm mùa dịch thông thường ở châu Âu (vào tháng 5).
Trong báo cáo, ECDC cho rằng một “đại dịch kép” có thể gây áp lực quá mức lên các hệ thống y tế vốn đã quá căng thẳng ở châu Âu trong suốt thời gian qua.
Tại Pháp, Bộ Y tế vào tuần trước đã công bố ba khu vực - bao gồm cả thủ đô Paris - đang phải đối mặt với dịch cúm. Những vùng khác được xem là đang trong giai đoạn tiền dịch.
Mùa này, nước Pháp đã ghi nhận 72 ca mắc cúm nghiêm trọng, với 6 trường hợp tử vong.
Chủng cúm A/H3 thống trị
Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi chủng cúm lưu hành phổ biến trong năm nay được cho là A/H3 - chủng virus cúm thường gây ra các trường hợp nghiêm trọng nhất ở người cao tuổi.
Theo ông Penttinen, hiện còn quá sớm để đưa ra đánh giá cuối cùng về vaccine cúm vì cần có một số lượng lớn hơn bệnh nhân nhiễm bệnh để phân tích trên thực tế. Nhưng các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy các loại vaccine có sẵn trong năm nay “không phải là tối ưu” để chống lại chủng A/H3.
Nguyên nhân phần lớn là do có rất ít hoặc gần như không có virus lưu hành khi thành phần vaccine cúm được quyết định vào năm ngoái, khiến các nhà sản xuất vaccine khó dự đoán được chủng nào sẽ chiếm ưu thế trong mùa cúm sắp tới.
Đại diện cho các nhà sản xuất vaccine hàng đầu ở châu Âu thừa nhận việc lựa chọn chủng virus gặp nhiều khó khăn hơn do tỷ lệ lưu hành bệnh cúm rất thấp vào năm ngoái, và cho biết hiện vẫn chưa có đủ dữ liệu để đánh giá hiệu quả của các mũi vaccine cúm trong mùa này.
Vaccine chủng ngừa cúm được điều chỉnh hàng năm để chúng đạt hiệu quả cao nhất có thể chống lại các loại virus cúm luôn thay đổi. Thành phần của chúng được quyết định 6 tháng trước khi mùa cúm mới bắt đầu, dựa trên sự lưu hành của virus ở bán cầu đối diện. Điều đó cho phép các nhà sản xuất thuốc có thời gian để phát triển và sản xuất các mũi vaccine ngừa cúm.
Dữ liệu toàn châu Âu về việc sử dụng vaccine cúm vẫn chưa có sẵn. Nhưng các số liệu ở Pháp cho thấy mức độ bao phủ loại vaccine này không rộng như các nhà chức trách kỳ vọng.
Giới chức Pháp đã kéo dài thời gian tiêm phòng thêm một tháng đến cuối tháng 2/2022 để đẩy mạnh việc tiêm chủng. Theo số liệu được công bố vào tuần trước, đến nay đã có 12 triệu người được tiêm vaccine ngừa cúm, chiếm khoảng 45% dân số mục tiêu.
“Vẫn còn một khoảng trống lớn cần cải thiện nhằm hạn chế tác động của dịch cúm”, Bộ Y tế Pháp cho biết trong một tuyên bố tuần trước. Mục tiêu của Pháp trong năm nay là chủng ngừa cúm cho 75% những người có nguy cơ.
Châu Âu cho biết ngành công nghiệp vaccine đã cung cấp một số lượng lớn các mũi tiêm phòng cúm, bất chấp những khó khăn mà đại dịch COVID-19 gây ra đối với các cơ sở sản xuất.
Trong một thông tin mới nhất, hãng dược Mỹ Moderna đặt mục tiêu sẽ tung ra loại vaccine tăng cường kết hợp ngừa COVID-cúm-RSV vào cuối năm 2023, với hy vọng một lần tiêm chủng chung cho các bệnh trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mọi người đi tiêm phòng hàng năm.
Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)
下一篇:Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
相关文章:
- Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- Các tỉnh tiếp tục thu giữ nhiều kit test, thuốc điều trị Covid
- Viên sủi tăng chiều cao Grobe sử dụng hình ảnh dược sĩ, người nổi tiếng để quảng cáo trái phép?
- Từ 18/3, người dùng iPhone có thể mở khóa khi đeo khẩu trang
- Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- TP.HCM: Phát hiện 33 vụ việc liên quan đến mua bán hàng hóa và tiền ảo qua mạng xã hội
- Kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm vi phạm quy định pháp luật trong hoạt động thương mại
- Thận trọng khi mua kit test nhanh Covid
- Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- Hà Nội thu giữ lượng khủng kit test kháng nguyên Covid
相关推荐:
- Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- Cảnh báo mới về lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên Windows
- Nở rộ sản phẩm ‘giải độc’ phổi hậu Covid
- Sử dụng thuốc nam gia truyền trên Cẩn trọng sử dụng thuốc nam gia truyền trên mạng “lợi bất cập hại”
- Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- Những mẫu xe ô tô sang, đắt đỏ nhưng nội thất gây thất vọng
- Hà Tĩnh: Giả mạo thương hiệu gạo nổi tiếng, một cơ sở kinh doanh bị xử phạt
- Lơ là nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán nhiều công ty bị xử lý
- Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- Cảnh báo: Trẻ có thể nguy kịch khi hóc hạt na
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- 35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
- Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng