| Áp dụng mô hình mới kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu,ảicáchMôhìnhkiểmtrachuyênngànhCắtgiảmthủtụckhiHảiquanlàđầumốnhandinhbongda aegoal doanh nghiệp được lợi gì? | | Khẩn trương triển khai Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chuyên ngành | | Cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng nhập khẩu |
Áp dụng ba phương thức kiểm tra giảm dần Cụ thể, tương tự như đối với mô hình kiểm tra chất lượng, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm cũng được thực hiện theo ba phương thức: kiểm tra chặt; kiểm tra thông thường; kiểm tra giảm. Đối với phương thức kiểm tra chặt, áp dụng đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau: hàng hóa không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó; hàng hóa không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có); có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất. Với phương thức kiểm tra thông thường, áp dụng đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau: không thuộc trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra chặt và phương thức kiểm tra giảm; đã có 3 lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt. Về phương thức kiểm tra giảm áp dụng đối hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau: đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; đã có 3 lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường; được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương. Theo Quyết định 38/QĐ-TTg, việc áp dụng phương thức kiểm tra và chuyển đổi phương thức kiểm tra (từ chặt sang thông thường, từ thông thường sang giảm) áp dụng đối với hàng hóa giống hệt, không phân biệt nhà nhập khẩu. Việc chuyển đổi phương thức kiểm tra được áp dụng trong thời hạn nhất định. Một điểm mới trong mô hình mới là việc lựa chọn cơ quan kiểm tra. Theo đó hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm được thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu do Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao/chỉ định (sau đây gọi tắt là cơ quan được bộ giao/chỉ định) và cơ quan Hải quan. Với cơ quan được bộ giao/chỉ định thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra chặt và kiểm tra thông thường. Cụ thể, đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng phương thức kiểm tra chặt, cơ quan được bộ giao/chỉ định thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo trình tự, thủ tục như sau: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm; kiểm tra hồ sơ; lấy mẫu, kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn thực phẩm; ra thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm; chuyển kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm cho cơ quan Hải quan để thông quan. Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, cơ quan được bộ giao/chỉ định thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo trình tự, thủ tục như sau: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm; kiểm tra hồ sơ an toàn thực phẩm; ra thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm; chuyển kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm cho cơ quan Hải quan để thông quan. Giảm chi phí, thời gian khi thực hiện tại Hải quan Lợi ích của mô hình mới sẽ được thể hiện rõ khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể, cơ quan Hải quan kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm. Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng phương thức kiểm tra chặt, cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo trình tự, thủ tục gồm: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm; kiểm tra hồ sơ; đề nghị tổ chức chứng nhận/giám định hoặc các đơn vị, tổ chức của cơ quan Hải quan được bộ quản lý ngành, lĩnh vực giao/chỉ định thực hiện lấy mẫu, kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn thực phẩm (cơ quan/tổ chức này do doanh nghiệp lựa chọn và thông báo cho cơ quan Hải quan); ra thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm và thông quan. Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo trình tự, thủ tục như sau: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm; kiểm tra hồ sơ an toàn thực phẩm; ra thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm và thông quan. Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng phương thức kiểm tra giảm, cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo trình tự, thủ tục như sau: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm; kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 12 tháng; ra thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm và thông quan. Theo Đề án, trình tự, thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm theo phương thức kiểm tra thông thường do cơ quan Hải quan thực hiện cắt giảm 2 bước thủ tục so với bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện gồm: Bước doanh nghiệp nhận thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm từ cơ quan được bộ giao/chỉ định và bước doanh nghiệp nộp kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm do cơ quan được bộ giao/chỉ định cấp cho cơ quan Hải quan để làm thủ tục nhập khẩu. Thực chất, theo Mô hình mới, doanh nghiệp chỉ phải đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm với cơ quan Hải quan và thông quan hàng hóa nếu hàng hóa đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp không phải đi lại giữa cơ quan được bộ giao/chỉ định và cơ quan Hải quan, từ đó giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp. |