Sinh ra tại thị trấn Kông Chro (Gia Lai),ôgiáocắmbảnnóivềkỷniệmtếnhịkhiếnhọcsinhcườiồlêkết quả bóng truc tuyen từ nhỏ Lê Thị Ngọc Linh thường theo mẹ vào các xã vùng sâu để bán hàng và thu mua nông sản. Tại đây, Linh chứng kiến các bạn cùng trang lứa thiếu cơm, thiếu mặc, không được đến trường nên mơ ước trở thành cô giáo để giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn.
“Ngoài mong muốn giúp đỡ các bạn nhỏ vùng sâu thiệt thòi, tôi thích làm cô giáo vì thời đi học được thầy cô quan tâm, tạo cho nhiều tình cảm. Hình ảnh về người thầy thật lớn lao nên tôi mong muốn được noi theo”, cô Linh chia sẻ.
Ước mơ lớn dần theo đèn sách, Linh đậu vào Trường ĐH Quy Nhơn, Khoa Giáo dục Tiểu học. Những lần đi thực tế, được học sinh gọi là cô giáo khiến Linh rất vui, cảm giác đó một lần nữa giúp cô khẳng định bản thân đã chọn đúng nghề.
Năm 2017, sau khi được biên chế, Lê Thị Ngọc Linh xin về Trường TH&THCS Lê Văn Tám (xã Đăk Pơ Pho), một xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Kông Chro, cách nhà khoảng 12km.
Ngày đầu nhận lớp, thấy nhiều học sinh mặc quần áo cũ rách, dụng cụ học tập hầu như không có; cơ sở vật chất thiếu thốn, bàn ghế, cánh cửa hư hỏng, không có điện, nước sinh hoạt; trời mưa, lớp học bị thiếu ánh sáng, các em không thấy chữ để đọc; ngày nắng, lớp học không có quạt, không khí oi bức, ngột ngạt, lòng cô giáo trẻ nghẹn lại.
Cuộc sống khó khăn, thỉnh thoảng học sinh nghỉ học đi làm thuê với đồng tiền công ít ỏi, thậm chí đổi bằng quà bánh, hoặc ở nhà để phụ giúp gia đình khi vào mùa vụ. Trước tình trạng đó, cô Linh cùng giáo viên trong trường kết nối các mạnh thường quân xin lương thực, quần áo, sách vở và đồ dùng học tập hỗ trợ các em.
Nghỉ học là một nhẽ, những em đi học cũng được chăng hay chớ, có hôm cả nhóm xuống ao tắm quên giờ vào lớp. Nhiều hôm cô đang viết bài trên bảng, nhìn xuống thấy nhiều chỗ ngồi trống vì các em tự đi ra ngoài. Ngay cả khi có thầy cô giáo dự giờ, học sinh cũng tự ra ngoài không xin phép. Thương trò, cô Linh bàn với chồng đến mua nhà ở tại địa phương để có điều kiện uốn nắn các em.
Học tiếng Bahnar từ học trò
Những ngày đầu về trường, khó khăn lớn nhất với cô giáo Linh là sự bất đồng về ngôn ngữ. Các em lớp 1 chưa nắm được tiếng Việt nên còn nhút nhát, ngại giao tiếp, thỉnh thoảng cứ mỉm cười rồi nói với nhau bằng tiếng dân tộc. "Nhớ có lần thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ các em bị ngã nên tôi khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ từ 'té' trong tiếng Bahnar là chỉ vấn đề tế nhị (chuyện quan hệ nam nữ) khiến học sinh cười ồ lên..." - cô Linh nhớ lại.
Sau lần đó, cô giáo nghĩ cần làm gì đó để xóa khoảng cách giữa giáo viên và học sinh nên quyết tâm học tiếng Bahnar. Cứ khi rảnh rỗi, Linh lại nhờ những học sinh lớn, rành tiếng Việt hướng dẫn, chỗ nào không biết thì nhờ các em dịch ra tiếng Bahnar rồi ghi vào giấy về học. Sau này nghe học sinh nói nhiều, cô giáo cũng quen dần.
Đối với học sinh chưa biết tiếng Việt, cô giáo dùng tiếng Bahnar để hướng dẫn. Việc linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ đã giúp học sinh mạnh dạn hơn, biết nói đùa với giáo viên, khiến không khí lớp học trở nên vui vẻ, thân thiện. Nhờ lòng yêu nghề, mến trẻ, cô Linh đã khơi dậy cho các em hứng thú học tập, chủ động tiếp thu kiến thức, học sinh đọc tốt, đọc khá đạt tỉ lệ cao.
Gần 8 năm gắn bó với học trò vùng sâu, vào ngày lễ được các em tặng những bức tranh tự vẽ, bông hoa dại hái ven đường hay các vật phẩm nhà làm như gạo, bắp, chuối, măng, rau, cô giáo Linh vô cùng xúc động, bởi cảm nhận được học trò đã biết quan tâm, yêu quý, chia sẻ niềm vui và xem cô giáo như người thân.
Với những cống hiến không ngừng nghỉ, nhiều năm liền, cô giáo Linh đạt danh hiệu Lao động tiên tiến. Tháng 4/2024, cô được tặng bằng khen của Tỉnh đoàn Gia Lai về gương người tốt, việc tốt. Dịp 20/11 năm nay, cô Lê Thị Ngọc Linh được xét chọn là 1 trong 60 gương giáo viên tiêu biểu xuất sắc năm 2024, do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ GD-ĐT, Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức tại Hà Nội