您的当前位置:首页 > World Cup > 【bdkq cup c1】Vụ án bầu Kiên: Vợ chồng bầu Kiên khai thế nào? 正文

【bdkq cup c1】Vụ án bầu Kiên: Vợ chồng bầu Kiên khai thế nào?

时间:2025-01-11 08:38:54 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Tin mới trên tờ VTC News nói rằng, sáng 27/5, phiên xử sơ thẩm vụ á bdkq cup c1

Tin mới trên tờ VTC News nói rằng,ụánbầuKiênVợchồngbầuKiênkhaithếnàbdkq cup c1 sáng 27/5, phiên xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của các Luật sư đối với các bị cáo; giải thích pháp luật của một số đại diện cơ quan nhà nước tham gia tố tụng.

Các câu hỏi của Luật sư đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên tập trung làm rõ hành vi trốn thuế và kinh doanh trái phép của bị cáo này.

Trả lời câu hỏi của Luật sư Vũ Ngọc Chi về hành vi trốn thuế, bị cáo Kiên cho biết: "Ý kiến của chi cục thuế là không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của một chi cục thuế. Kết quả giám định của thanh tra viên là không đầy đủ, không chính xác, không tuân thủ pháp luật”.

Ông Kiên cho hay: "Đến nay B&B vẫn không nhận được văn bản nào của cơ quan thuế về việc nộp thuế sai quy định. Tôi cho rằng văn bản kết luận thanh tra của ông Phó cục trưởng Cục thuế Hà Nội là văn bản pháp quy, vẫn có hiệu lực cho đến bây giờ. 

Trong quá trình quyết toán của B&B Cục thuế Hà Nội đã xin ý kiến Tổng cục thuế và được trả lời bằng văn bản. Tôi đề nghị Tổng cục thuế và Cục thuế Hà Nội bổ sung 2 văn bản trả lời này vào hồ sơ vụ án”.

Trả lời trước tòa, bà Đặng Ngọc Lan (Tổng giám đốc Công ty B&B) cho biết, “nếu có vấn đề vi phạm về thuế, theo nhận thức cá nhân của tôi, cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn cho doanh nghiệp để bổ sung”.

Trả lời câu hỏi của Luật sư về hoạt động động mua cổ phiếu ACB, bị cáo Nguyễn Đức Kiên cho biết: "Tôi chỉ báo đúng nội dung của Nghị quyết là thường trực HĐQT của ACB cấp hạn mức 700 tỷ cho ACBS lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Việc lựa chọn danh mục đầu tư thuộc thẩm quyền của Hội đồng đầu tư ACBS, nếu thấy cần thiết sẽ trình với tôi.

Việc ACI và ACI Hà Nội mua cổ phiếu ACB là do quyết định của tôi với tư cách chủ tịch HĐQT, không liên quan đến ACB và ACBS”.

Về hành vi trốn thuế của Nguyễn Đức Kiên, theo cơ quan công tố, căn cứ giấy ủy quyền số 1/2008 –GUQ ngày 8/1/2008 của Nguyễn Đức Kiên, bà Đặng Ngọc Lan (Tổng Giám đốc), đại diện Công ty B&B ký Hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính ngày 25/12/2008 với Ngân hàng ACB. 

Nội dung hợp đồng thể hiện: Công ty B&B ủy thác cho Ngân hàng ACB thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính thông qua việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam theo văn bản của Công ty B&B. 

Bà Đặng Ngọc Lan, vợ Nguyễn Đức Kiên
Thực hiện hợp đồng trên đây, từ ngày 25/12/2008 đến 31/12/2009 Công ty B&B đã có văn bản ủy thác cho Ngân hàng ACB mở trạng thái vàng 117 lệnh (gồm 29 lệnh mua, 88 lệnh bán) và đã tất toán trạng thái mở bằng 142 lệnh đóng (gồm 89 lệnh mua, 53 lệnh bán). Tổng khối lượng giao dịch trạng thái vàng mua và bán là 440.250 ounce. Sau khi trừ chi phí vốn và phí ủy thác, Công ty B&B thu được lãi số tiền hơn 100 tỷ đồng.

Do biết Quốc hội có nghị quyết về việc miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2009, để trốn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Công ty B&B, theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, bà Đặng Ngọc Lan ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính số 010109/UTĐT ngày 25/12/2008 với bà Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên, cổ đông B&B). 

Nội dung hợp đồng thể hiện: Nguyễn Thúy Hương ủy thác cho Công ty B&B đầu tư vào việc kinh doanh vàng ghi sổ với số lượng mua/bán là 600.000 lượng vàng SJC (720.000 ounce), trong đó giao dịch trạng thái vàng nước ngoài là 45.000 ounce; giao dịch trạng thái vàng trong nước là 37.500 lượng vàng SJC. 

Bà Nguyễn Thúy Hương không phải đặt cọc nhưng phải trả cho B&B phí ủy thác là 1% lợi nhuận gộp và bà Hương là người quyết định giá mua, giá bán vàng, giá giao dịch trạng thái vàng. 

Cũng trong ngày 25/12/2008, các ông bà Đặng Ngọc Lan, Nguyễn Thúy Hương và Nguyễn Đức Kiên ký phụ lục hợp đồng 010109/UTĐT-PL.01, với nội dung: Nguyễn Thúy Hương đồng ý để Công ty B&B được ủy thác lại cho Ngân hàng ACB thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ việc kinh doanh vàng; bà Hương ủy quyền cho ông Nguyễn Đức Kiên đại diện quyết định và chỉ định cho Công ty B&B thực hiện các vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán theo hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính số 010109/UTĐT; bà Hương được hưởng lợi tức hoặc chịu lỗ từ kết quả hoạt động đầu tư tài chính đã ủy thác bao gồm cả kết quả đầu tư tài chính do công ty B&B ủy thác lại cho Ngân hàng ACB và phí ủy thác lại.

Theo hợp đồng và phụ lục hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính số 010109/UTĐT trên đây, ngày 24/6/2009 Công ty B&B xác định kết quả ủy thác đầu tư của Bà Hương từ ngày 25/12/2008 đến 24/6/2009 thu được lợi nhuận gộp gần 69 tỷ đồng, theo đó Công ty B&B được hưởng 1% phí ủy thác gần 689 triệu đồng còn bà Hương đươc hưởng 99% lợi nhuận gộp tương ứng gần 69 tỷ đồng và số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của bà Hương ngày 27 và 30/6/2009. 


Đến ngày 31/12/2009, Công ty B&B xác định kết quả ủy thác đầu tư của Bà Hương từ ngày 24/6 đến 31/12/2009 thu được lợi nhuận gộp là hơn 21 tỷ đồng nhưng công ty không phân chia lợi nhận mà ghi nhận nợ với bà Hương.

Tuy nhiên, do Công ty B&B không có đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh nhận ủy thác đầu tư và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài nên Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính giữa bà Hương và B&B là không hợp pháp.

Ngày 30/01/2013, cơ quan CSĐT Bộ Công an có công văn yêu cầu Tổng cục Thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế của Công ty B&B. Ngày 3/4/2013, Tổng cục Thuế có công văn xác định Công ty B&B phải kế khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập hoạt động từ hoạt động ủy thác đầu tư tài chính với Ngân hàng ACB.

Ngày 28/5/2013, giám định viên của Bộ Tài chính đã kết luận, thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính giữa Ngân hàng ACB và Công ty B&B năm 2009 là hơn 25 tỷ.

Bầu Kiên trả lời tại tòa
Như vậy, trong năm 2009, B&B thực hiện các lệnh ủy thác cho Ngân hàng ACB mua bán vàng trạng thái thu được lãi số tiền hơn 100 tỷ đồng nhưng chỉ bằng việc ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính ngày 25/12/2008, B&B đã chuyển toàn bộ lợi nhuận kinh doanh trạng thái vàng của công ty cho bà Nguyễn Thúy Hương thụ hưởng để không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền hơn 25 tỷ đồng.

Theo cơ quan công tố, hành vi nêu trên của bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã phạm vào tội “Trốn thuế” quy định tại điều 161 của Bộ luật Hình sự.

Trong khi đó, tin mới nhất trên tờ Vietnamnet cũng cho biết, đối với hành vi trốn thuế bị cáo bị truy tố, trong phần trả lời thẩm vấn, bà Đặng Ngọc Lan, vợ Nguyễn Đức Kiên khai: “Trong trường hợp B&B vi phạm và bị cơ quan thuế cảnh báo, tôi nghĩ nếu có kết luận về việc sai phạm thì cơ quan thuế sẽ có hướng dẫn và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế.”

Ngày 26/5, trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Kiên khai rằng, cty B&B do bà Lan làm tổng giám đốc làm ăn bị thua lỗ nên việc quy kết cty trốn thuế là không chính xác.

Đến sáng 27/5, trả lời câu hỏi của HĐXX: “Bà Lan khẳng định cty lỗ trong thời gian 2009 và 2010, lời khai của Lan đúng hay sai?”, Phó tổng giám đóc B&B trả lời: “2009, 2010 là có lãi ạ”.

Đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà Nguyễn Đức Kiên bị truy tố, tại tòa, luật sư của Nguyễn Đức Kiên hỏi ông Trần Đình Long, Chủ tịch tập đoàn HP: “Ông Long cho biết ý kiến cá nhân của ông đối với tội lừa đảo của ô Kiên?” Đối với câu hỏi này, HĐXX cho rằng không cần thiết trả lời.

Ngọc Trâm