Thể thao

【xem bang xep hang ngoai hanh anh】Quản lý phế liệu nhập khẩu: Pháp lý đủ nhưng vẫn hở?

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Nhà cái uy tín  查看:  评论:0
内容摘要:Phế liệu tại cảng Cát Lái (TP.HCM). Ảnh: Thu Hòa. Cơ sở pháp lý có…Để NK một lô hàng phế liệu hợp p xem bang xep hang ngoai hanh anh

quan ly phe lieu nhap khau phap ly du nhung van ho

Phế liệu tại cảng Cát Lái (TP.HCM). Ảnh: Thu Hòa.

Cơ sở pháp lý có…

Để NK một lô hàng phế liệu hợp pháp, DN phải đáp ứng đủ các quy định pháp luật về môi trường và pháp luật về hải quan. Nghĩa là, cơ quan Hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan bên cạnh tuân thủ chính sách pháp luật về hải quan, đối với phế liệu dựa trên cơ sở quy định chính sách pháp luật về môi trường mà Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chủ trì như: Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu, Quyết định 73/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục phế liệu được phép NK từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; Thông tư 41/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Thông tư 43/2010/TT-BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường…

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực bảo vệ môi trường đã được quy định tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 127/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Cụ thể, hiện nay để NK phế liệu, DN phải thực hiện các thủ tục để được cấp phép đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu và các giấy tờ liên quan. Trong đó, phế liệu chỉ được phép NK cho tổ chức, cá nhân sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, không được NK để kinh doanh thương mại.

Thông tư 41/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định DN phải lập hồ sơ xin cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất”. Điều 10 Thông tư 41/2015/TT-BTNMT quy định DN NK phế liệu phải có một số giấy tờ sau: “Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp (Quy mô khối lượng phế liệu NK thuộc thẩm quyền cấp giấy xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường là: Phế liệu nhựa hoặc giấy ≥ 200 tấn/năm, phế liệu sắt, thép ≥ 5000 tấn/năm, các loại đồng, nikem, kẽm…≥ 50 tấn/năm…; Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, cấp giấy xác nhận các trường hợp DN NK trực tiếp khối lượng phế liệu nhỏ); Văn bản thông báo về lô hàng phế liệu NK-văn bản này nhằm mục đích để cơ quan cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường quản lý số lượng NK không vượt quá số lượng cho phép; Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu NK; Văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn môi trường đối với lô hàng phế liệu. Thông tư 43/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với 3 loại phế liệu gồm: Phế liệu sắt, thép NK; phế liệu nhựa NK; phế liệu giấy NK.

Nếu chiếu theo các văn bản quy phạm pháp luật này, có thể khẳng định một số văn bản pháp luật đã điều chỉnh, quy định đối với phế liệu NK. Vậy tại sao rất nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến phế liệu NK đã xảy ra, đồng thời, hàng nghìn container phế liệu vẫn đang tồn đọng tại một số cảng Việt Nam?

Lý giải vấn đề này, không thể không nhắc tới tác động của việc Trung Quốc thực hiện chính sách cấm NK 24 loại phế liệu, bắt đầu từ 1/1/2018, nên hoạt động NK, mua bán phế liệu ở nước ta có chiều hướng gia tăng mạnh, nhiều diễn biến phức tạp. Đồng thời, có cả tình trạng đối tượng cố tình gian lận, NK các lô hàng rác thải về Việt Nam sau đó từ chối nhận hàng, để tồn đọng tại cảng biển Việt Nam nhằm thu lợi từ các đối tượng ở nước ngoài; nhiều lô hàng phế liệu không đáp ứng các điều kiện quy định về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nên DN không đến làm thủ tục hải quan hoặc không được cơ quan Hải quan giải quyết thủ tục thông quan dẫn đến tình trạng có một lượng lớn các loại phế liệu tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam.

DN có thể lợi dụng được chính sách để thực hiện hành vi gian lận, điều đó cho thấy chính sách pháp luật về NK phế liệu chưa thật chặt chẽ.

… nhưng có kẽ hở

Bất cập trong chính sách ở chỗ, hệ thống văn bản pháp luật về môi trường quy định “Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất”do Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp cho DN, nhưng không có quy định phải được gửi trực tiếp cho cơ quan Hải quan biết, do đó DN có thể lợi dụng làm giả, sửa chữa, tẩy xóa nội dung để xuất trình cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục hải quan (mới đây Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cung cấp danh sách 228 DN được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ năm 2016 đến tháng 4/2018. Tuy nhiên, Danh mục trên do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp xác nhận. Trường hợp doanh nghiệp do các Sở Tài nguyên và Môi trường cấp xác nhận thì vẫn chưa được cập nhật cho cơ quan Hải quan-PV).Trong khi đó cơ quan Hải quan không có thông tin từ cơ quan quản lý về tài nguyên môi trường để so sánh, đối chiếu.

Trường hợp Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại XNK Đức Đạt là một ví dụ. Công ty này đã làm giả toàn bộ chứng từ, tài liệu để chứng minh DN đủ điều kiện NK phế liệu và nộp/xuất trình để làm thủ tục hải quan (Cơ quan Hải quan đã khởi tố đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của Công ty TNHH dịch vụ thương mại XNK Đức Đạt và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra).

Ngoài ra, thủ tục cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất”, Văn bản thông báo về lô hàng phế liệu NK của Bộ Tài nguyên và Môi trường/Sở Tài nguyên và Môi trường chưa được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Điều này gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc theo dõi, quản lý, giám sát các lô hàng phế liệu NK.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 76 Luật Bảo vệ môi trường: “Phế liệu NK từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc danh mục phế liệu được phép NK do Thủ tướng Chính phủ quy định”. Tuy nhiên hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu là giấy, nhựa, sắt, thép ban hành kèm theo Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010.

Đối với các phế liệu khác thuộc Phụ lục Danh mục phế liệu được phép NK từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Hiện tại các mặt hàng khác thực hiện theo công văn số 2570/BTNMT-TCMT ngày 25/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn tạm thời về mô tả phế liệu trong danh mục được NK. Như vậy, việc kiểm tra đối với các loại phế liệu khác không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nên dễ xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, gây khó khăn cho cơ quan Hải quan.

Xử lý ra sao đối với hàng ô nhiễm?

Trong khi chính sách còn kẽ hỡ, thì việc xử lý đối với hàng nghìn lô hàng phế liệu đang nằm tại các cảng Việt Nam cũng vấp phải không ít khó khăn. Và trách nhiệm của các đơn vị vận tải đến đâu khi để xảy ra tình trạng tồn đọng phế liệu?

quan ly phe lieu nhap khau phap ly du nhung van ho

Điều 166 Bộ luật Hàng hải quy định về nghĩa vụ trả hàng như sau: Khi tàu biển đến cảng trả hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ trả hàng cho người nhận hàng hợp pháp nếu có vận đơn gốc, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận hàng quy định tại Điều 162 của Bộ luật này. Sau khi hàng hóa đã được trả, các chứng từ vận chuyển còn lại không còn giá trị để nhận hàng.

Điều 167 quy định về xử lý hàng hóa bị lưu giữ như sau: “1.Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc nhận hàng thì người vận chuyển có quyền dỡ hàng và gửi vào một nơi an toàn, thích hợp và thông báo cho người giao hàng biết. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả.

4. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ; nếu là hàng hóa mau hỏng hoặc việc gửi là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá trước thời hạn đó”.

Hàng hóa NK quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người nhận thì cơ quan Hải quan sẽ xử lý theo các biện pháp quy định tại Khoản 3 Điều 58 Luật Hải quan. Cơ quan Hải quan thực hiện thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Quá 60 ngày kể từ ngày thông báo, nếu chủ hàng không đến nhận thì xử lý theo Khoản 6 Điều 58 Luật Hải quan. “Đáng chú ý, riêng đối với hàng hóa tồn đọng gây ô nhiễm môi trường thì không xử lý như đối với hàng hóa tồn đọng thông thường là xác lập quyền sở hữu Nhà nước và thực hiện chuyển giao, tiêu hủy, bán trực tiếp mà phải buộc chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Điểm b, Khoản 6 Điều 58 Luật Hải quan.”-ông Âu Anh Tuấn quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan- Tổng cục Hải quan cho biết. Nội dung này được quy định rõ tại điểm c Khoản 2 Điều 14 Thông tư 203/2014/TT-BTC về hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan. Cụ thể: “Riêng đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ hàng, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam”.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về vấn đề này, ông Trịnh Thế Cường, Trưởng phòng Dịch vụ vận tải hàng hải (Cục Hàng hải Việt Nam) cho biết, về việc xử lý container tồn đọng là phế liệu đã được xác định là hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, tại Thông tư 203/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hải quan và tại khoản 6, Điều 58 Luật Hải quan cũng đã quy định rất rõ:“Đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp không xác định được chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền, cơ quan Hải quan chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan thực hiện tiêu huỷ”.

Thông tư 203/2014/TT-BTC được áp dụng xử lý hàng hóa tồn đọng nói chung thuộc địa bàn hoạt động hải quan, do trong quá trình vận chuyển hàng hóa có những hàng hóa không đúng chất lượng, người nhận hàng từ chối không nhận mà người vận chuyển không biết chuyển đi đâu gây tồn đọng tại cảng. Còn hàng phế liệu không có văn bản xử lý riêng thì áp dụng Thông tư 203/2014/TT-BTC là phù hợp.

Như vậy, trong bối cảnh hiện nay không có một văn bản hướng dẫn riêng đối với phế liệu tồn đọng thì các cơ quan quản lý vẫn phải áp dụng tuần tự các bước xử lý theo quy định tại Thông tư 203/2014/TT-BTC. Đồng thời, để Việt Nam không trở thành bãi rác của thế giới, không tốn kém chi phí tiêu hủy, cơ quan quản lý có liên quan cần khẩn trương xây dựng các giải pháp quản lý để đảm bảo công tác quản lý giám sát đối với mặt hàng phế liệu NK.

Đối với cơ quan Hải quan, để chủ động ngăn chặn những nguy cơ về môi trường có thể xảy ra, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn 4202/TCHQ-PC ngày 17/7/2018 chỉ đạo hải quan địa phương thực hiện các biện pháp siết chặt phế liệu NK, trong đó có biện pháp ngăn chặn từ xa khi hàng hóa vẫn còn trên tàu, chưa dỡ hàng xuống cảng đối với hàng hóa là chất thải, phế liệu không đáp ứng điều kiện, quy chuẩn môi trường vào lãnh thổ trên cơ sở rà soát, phân tích thông tin hàng hóa khai báo trên bản lược khai hàng hóa (manifest) trước khi hàng đến.

Cụ thể, thông báo cho các hãng tàu vận chuyển hàng hóa, DN kinh doanh cảng về việc không cho phép dỡ hàng xuống cảng đối với hàng hóa có thông tin trên bản lược khai hàng hóa (manifest) là chất thải; đồng thời yêu cầu hãng tàu vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và xử lý theo quy định.

Đối với hàng hóa là phế liệu nhưng người nhận hàng thể hiện trên bản lược khai hàng hóa (manifest) không có tên trong danh sách DN đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường/Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thì thông báo cho các hãng tàu vận chuyển hàng hóa, DN kinh doanh cảng về việc không được phép dỡ lô hàng phế liệu đó xuống cảng; đồng thời, yêu cầu hãng tàu phải vận chuyển hàng hóa này ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp hàng hóa trên tàu có thông tin khai báo trên bản lược khai hàng hóa (manifest) là hàng đã qua sử dụng, không khai báo là phế liệu nhưng có đặc trưng của phế liệu và người NK không thuộc danh sách các doanh nghiệp đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực thì đưa vào diện kiểm tra, kiểm soát trọng điểm.

Đối với trường hợp phế liệu NK đã đăng ký tờ khai làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan tiến hành lấy mẫu, kiểm tra thực tế 100% các lô hàng NK để đánh giá việc chấp hành quy định về pháp luật hải quan và pháp luật bảo vệ môi trường. Đối với hàng hóa là phế liệu thuộc Danh mục phế liệu được phép NK từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì cơ quan Hải quan xác định không đủ cơ sở để xem xét thông quan.

Đối với hàng hóa là phế liệu đang tồn đọng tại các cảng, cơ quan Hải quan tiến hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa NK quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận thì xử lý theo quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 58 Luật Hải quan, cụ thể đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền phải vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Hiện nay, hàng hóa NK là phế liệu đang được thực hiện theo quy định pháp luật về môi trường, pháp luật về hải quan. Tại Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường quy định: Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Chất thải bị cấm NK, quá cảnh dưới mọi hình thức theo quy định tại Khoản 9 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường. Tại Khoản 16 Điều 13 quy định: Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.

Luật Bảo vệ Môi trường (Điều 76) quy định, phế liệu NK từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép NK do Thủ tướng Chính phủ quy định. Cụ thể, tại Quyết định 73/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định danh mục 36 loại phế liệu được phép NK làm nguyên liệu sản xuất.

Đối tượng được phép NK phế liệu được quy định tại Điều 55 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu. Cụ thể: Đối tượng được phép NK từ nước ngoài vào Việt Nam là tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu NK làm nguyên liệu sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân nhận ủy thác NK cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu NK làm nguyên liệu sản xuất.

Như vậy, phế liệu chỉ được phép NK cho tổ chức, cá nhân sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, không được NK để kinh doanh thương mại.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap