当前位置:首页 > World Cup

【soi kèo bayer】Xanh hóa sân trường

Nằm giữa vùng đất cát trũng gần phá Tam Giang,óasântrườsoi kèo bayer cơ sở ban đầu của Trường THCS Vinh Xuân chỉ gồm 8 phòng học dành cho 12 lớp của 4 khối học. Tổng số cán bộ giáo viên (CBGV) chỉ có 23 người, hầu hết các bộ phận đều thiếu. Trường xa, đa số phụ huynh thuộc hộ nghèo, ít quan tâm đến việc học của con cái dẫn đến tỷ lệ học sinh yếu kém lên đến 31%.

Lồng ghép đào tạo kỹ năng sống cho học sinh

Trước tình hình đó, Ban Giám hiệu nhà trường liên hệ với các cơ sở để mượn thêm phòng học. Trong lúc chờ bổ sung nhân lực, trường động viên CBGV vừa tăng cường phụ đạo học sinh yếu, vừa kiêm nhiệm thêm công việc hành chính, dù không được hưởng thêm khoản phụ cấp làm ngoài giờ. Sau 1 năm đi vào hoạt động, Trường THCS Vinh Xuân giành được giải khuyến khích toàn đoàn tại kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện. Từ nền tảng đó, đến nay, Trường THCS Vinh Xuân nằm trong top 3 trường của huyện giành được nhiều giải tại các kỳ thi học sinh giỏi; được Bộ Giáo dục & Đào tạo và UBND tỉnh tặng bằng khen. Đặc biệt, năm học 2013 – 2014, học sinh La Thị Sa Ty đoạt Huy chương vàng cấp quốc gia môn giải toán bằng máy tính cầm tay.

Ông Trần Đình Phong, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Phú Vang nhận xét: “Vượt nhiều khó khăn, trong thời gian ngắn để có thành tích hôm nay là nhờ Vinh Xuân có đội ngũ CBGV năng nổ, yêu nghề, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục”.

Việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được Ban Giám hiệu nhà trường ưu tiên đầu tư ngay buổi đầu thành lập. Khó khăn lớn nhất là kinh phí đầu tư. Ban Giám hiệu quyết định vận dụng nguồn nội lực và kêu gọi xã hội hóa. Bước đầu tập trung “xanh hóa” sân trường. Việc này vốn không đơn giản, đối với Vinh Xuân càng khó khăn hơn do nằm trên vùng đất trũng. 

Hiệu trưởng nhà trường, thầy Trần Công Chiến mở lòng: “Chúng tôi cũng gặp may mắn. Đúng lúc đó, địa phương nhận được 2 dự án nạo vét kênh mương và âu thuyền trên phá do Luxembourg tài trợ. Ban Giám hiệu kịp thời thương lượng để đưa nguồn đất bồi từ công trình về đổ ở sân trường”. Sau đó, Bước tiếp theo là học hỏi kinh nghiệm trồng cây trên đất cát nhiễm mặn từ các đơn vị đóng trên địa bàn. Ban Giám hiệu mạnh dạn kêu gọi CBGV góp sức, đồng thời lồng ghép chương trình dạy kỹ năng sống cho học sinh bằng những việc làm thực tế, vừa sức như nhặt lá, tưới cây.

Niềm đam mê cây xanh lan tỏa không chỉ với CBGV mà cả với học sinh. Nhiều phụ huynh nhận thấy ý nghĩa từ việc làm của nhà trường mang những giống cây phù hợp với thổ nhưỡng ở địa phương và chịu được gió mặn, như: So đa cam, phượng, hoàng yến, bằng lăng, ngọc lan… đến tặng. Thầy Chiến nói vui: “Mỗi giáo viên ở đây giờ là một cán bộ nông nghiệp, nhà ai có cây gì là nghĩ ngay chuyện nhân giống đem đến trồng ở trường. Cây trồng ở trường phát triển tốt, nhà trường lại nhân giống để tặng hoặc đổi cây với các trường khác”.

Trường THCS Vinh Xuân đã có cơ sở khang trang với 17 phòng học và thực hành; trong đó, 1 phòng được xây dựng bằng 100% kinh phí xã hội hóa. Theo các tiêu chuẩn đánh giá trường đạt chuẩn quốc gia, Vinh Xuân chỉ thiếu tường rào và cổng vào. Bí thư Đảng ủy xã Vinh Xuân, ông Trần Văn Đê cho biết: “Xã sẽ cân nhắc tìm nguồn kinh phí để tạm ứng cho trường đầu tư các hạng mục nói trên trong thời gian sớm nhất”.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

分享到: