当前位置:首页 > Cúp C2

【xem kèo bóng đá ý】Cải thiện cuộc sống ở câu lạc bộ bó chổi

Những cây chổi dừa dùng để quét nhà đã và đang mang lại nguồn thu nhập kha khá cho chị em phụ nữ ở ấp 5,ảithiệncuộcsốngởculạcbộbchổxem kèo bóng đá ý thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy.

Tham gia CLB giúp hội viên có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống gia đình.

Năm 2015, khi công tác triển khai thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở huyện Vị Thủy diễn ra sôi nổi thì Chi hội Phụ nữ ấp 5, thị trấn Nàng Mau cũng muốn có hoạt động gì đó để noi theo gương Người. Thế là nhiều hội viên ở chi hội vốn giỏi nghề bó chổi quyết định thành lập câu lạc bộ (CLB) để cùng nhau kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Người đi tiên phong là bà Nguyễn Thị Thúy Vinh, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 5. Bà Vinh quê ở xã Vị Trung (huyện Vị Thủy), sau đó theo chồng về đây sinh sống vào năm 1992. Gia đình chồng vốn có nghề bó chổi truyền thống nên bà đã làm quen với nghề này từ những ngày đầu về làm dâu. Bám nghề suốt hơn 20 năm nên bà Vinh thuần thục nó như chuyện… nấu nồi cơm, làm con cá.

Nếu dành trọn thời gian cả ngày thì vấn đề hoàn thành 20 cây chổi không phải là thử thách quá khó với người phụ nữ này. Với ngần ấy sản phẩm đó, bà sẽ bỏ túi tiền lời 180.000 đồng, khoản thu nhập lý tưởng với người phụ nữ nông thôn. “Nghề bó chổi nhẹ công, vốn liếng bỏ ra không nhiều, rảnh lúc nào làm lúc đó, buổi tối xem ti vi cũng có thể làm được, nên đây là nghề thích hợp đối với phụ nữ nông thôn khi nhàn rỗi”, bà Vinh tâm sự.

10 hội viên tham gia CLB ai cũng rành rọt nghề bó chổi. Thế nhưng ít ai nghĩ đến trước đây, do làm riêng lẻ nên tất cả họ đều gặp khó về nguồn nguyên liệu và vấn đề giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Nhờ tham gia CLB mà những khó khăn đó đã không còn.

Hiện, căn nhà nhỏ của gia đình bà Vinh thường xuyên nhộn nhịp người ra vào, họ là hội viên đến để nhận que dừa về làm hay bàn giao hàng đã thành phẩm. Nhiệm vụ của bà Vinh là nhập que dừa từ tỉnh Bến Tre về cho hội viên bó chổi, rồi phân phối sản phẩm cho các chợ trong và ngoài địa bàn huyện Vị Thủy. Cứ thế, những cây chổi do sức lao động của hội viên làm ra xuất hiện ở nhiều nơi, mang lại cho họ nguồn thu nhập đáng kể.

Theo một số hội viên, trung bình mỗi tháng, họ kiếm được khoảng 1,5 triệu đồng, đỡ đần phần nào khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Trong số hội viên của CLB thì bà Phạm Thị Kim Thoa được xem là kỳ cựu nhất, khi biết bó chổi từ năm 13 tuổi, tính đến nay cũng đã hơn 35 năm. Gia đình bà Thoa thuộc diện hộ nghèo nhiều năm nay vì không có đất sản xuất lại phải nuôi ba đứa con. Chồng mất sớm, bà dựa hoàn toàn vào nghề bó chổi để lo cuộc sống gia đình.

Vì thế, hễ rảnh tay giờ nào là bà bó chổi giờ đó, thu nhập được gần 100.000 đồng mỗi ngày. Tuy số tiền không nhiều nhưng nhờ biết tằn tiện, tích góp mà bà đã nuôi nấng các con tới tuổi trưởng thành. Bà Thoa kể, nghề bó chổi trước đây khá vất vả, phải tự thân leo chặt lá dừa tước lấy que phơi khô để bó chổi. Từ khi tham gia CLB thì nguồn nguyên liệu sẵn có, vả lại không phải lo đầu ra sản phẩm nên thu nhập khá hơn lúc trước.

Giờ đây, hai đứa con trai lớn đã đi làm ở tỉnh Bình Dương nên hàng tháng đều gửi tiền về lo cho bà. Tuy nhiên, bà chưa chịu bỏ nghề dù sức khỏe có phần suy giảm khi đã ở tuổi 50. “Gia đình hiện còn thiếu nợ ngân hàng nên tôi sẽ tiếp tục bám nghề bó chổi kiếm tiền để trả, với lại nghề này chỉ làm trong mát nên tuổi của tôi có thể làm được. Ở nông thôn bây giờ muốn kiếm thu nhập gần 100.000 đồng/ngày đâu phải dễ”, bà Thoa bộc bạch.

Ở cạnh nhà bà Thoa, gia đình bà Phạm Thị Tiến khá tương đồng về hoàn cảnh khi đều là hộ nghèo vì không có đất đai canh tác. Cũng nhờ tham gia CLB mà bà Tiến có thêm nguồn thu nhập để cùng chồng (làm nghề chạy xe ôm) cải thiện cuộc sống gia đình, nhất là lo cho hai đứa con đang tuổi ăn, tuổi học…

Điều đáng quý ở CLB này là các hội viên luôn nỗ lực gắn bó với nghề để kiếm tiền cải thiện cuộc sống. Nhìn lại chặng đường từ khi CLB thành lập đến nay, bà Nguyễn Thị Thúy Vinh tỏ ra khá hài lòng: “Điều tôi vui nhất là hội viên trong CLB đã biết san sẻ, hỗ trợ lẫn nhau về nghề nghiệp và cuộc sống. Qua đó, chúng tôi đã thực hiện theo lời Bác Hồ dạy về tinh thần yêu thương, giúp đỡ giữa người với người…”.

Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN

分享到: