【kqbd hqua】Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành xây dựng phải thay đổi nhận thức, nâng tầm tư duy để phát triển
Làm việc với Bộ Xây dựng,ủtướngPhạmMinhChínhNgànhxâydựngphảithayđổinhậnthứcnângtầmtưduyđểpháttriểkqbd hqua Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở hàng loạt định hướng chiến lược để phát triển ngành trong thời gian tới, như phát triển lĩnh vực bất động sản phải gắn với công bằng và tiến bộ xã hội; đưa phát triển đô thị trở thành một ngành kinh tế quan trọng; coi trọng và đầu tư đúng mức cho công tác quy hoạch; xây dựng cơ chế thu hút các nguồn lực, ‘thu hút được 1 đồng vốn tư nhân cũng quý’…
Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.
Đã và đang triển khai 5.000 dự án nhà ở, khu đô thị mới
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nêu rõ những kết quả đạt được trong các lĩnh vực quản lý. Trong nhiệm kỳ 2016-2020, Bộ đã chủ động rà soát, loại bỏ một số quy định chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền cho các địa phương. Đã bãi bỏ 7 ngành nghề kinh doanh có điều kiện; cắt giảm, đơn giản hóa 157/254 điều kiện kinh doanh; cắt giảm 52% danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Bộ Xây dựng cũng là một trong những Bộ đầu tiên thành lập bộ phận một cửa; triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 – 4, đạt tỷ lệ 67,3%.
Bộ tập trung thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đến năm 2020, cả nước đã và đang triển khai thực hiện khoảng 5.000 dự án nhà ở, khu đô thị mới (tăng gần gấp 3 lần so với năm 2010).
Thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu bất thường, cực đoan lớn, chỉ xuất hiện tình trạng sốt giá cục bộ ở một số phân khúc và một số địa phương nhưng đã được kiểm soát kịp thời.
Tuy nhiên, vẫn còn những lĩnh vực chưa đạt kết quả đề ra như tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải tại các đô thị mới đạt khoảng 15%. Nhà ở xã hội còn thiếu gay gắt, phát triển nhà ở xã hội mới đạt 41,7% so với mục tiêu đề ra. Tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ còn chậm…
“Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Xây dựng còn có nội dung, lĩnh vực bỏ trống hoặc cắt khúc, thiếu liên tục, thống nhất và còn chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ GTVT và một số Bộ khác, đặc biệt là các chức năng, nhiệm vụ có liên quan đến hạ tầng kỹ thuật”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh nghị cho biết.
Thời gian tới, Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm, trước hết là xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật. Tập trung cho công tác quản lý phát triển đô thị. Đẩy mạnh công tác quản lý phát triển nhà ở, thị trường bất động sản; nhất là tập trung phát triển nhà ở xã hội, nhà cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình.
Bộ đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo giữa Bộ Xây dựng và các Bộ ngành khác; xem xét, sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 167/2017/NĐ-CP để kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng, ngành xây dựng có bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, nhất là nhiều tổng thầu xây dựng của Việt Nam có thể sánh ngang tầm với thế giới. Lĩnh vực vật liệu xây dựng cũng phát triển mạnh, sản xuất được những loại vật liệu cao cấp nhất.
Bộ trưởng nhắc tới nhiều nhiệm vụ Bộ cần lưu ý trong thời gian tới như quy hoạch đô thị, phát triển nhà ở xã hội, xây lại chung cư cũ, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước… “Tránh tình trạng quy hoạch xây dựng một thành phố thì rất chặt chẽ, nhưng điều chỉnh lại đơn giản theo đề nghị của nhà đầu tư, phá vỡ quy hoạch chung, gây sức ép lên hạ tầng, người dân không đồng tình”, Bộ trưởng phát biểu.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành lưu ý, với trung tâm các thành phố lớn, có hai chỉ tiêu rất khó thực hiện là diện tích cây xanh và đất dành cho giao thông, nếu không quản lý tốt thì đất cây xanh sẽ ngày càng hẹp đi.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng, các chung cư cũ có mật độ dân số rất đông, phần lớn cư dân là hộ nghèo, nhiều gia đình chính sách, vì thế, cần xác định việc cải tạo các chung cư cũ không chỉ vì mục đích kinh doanh mà còn hướng tới an sinh xã hội, bảo đảm và nâng cao đời sống người dân.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Phát huy các thành quả, khắc phục các hạn chế, yếu kém
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, các ý kiến đều đánh giá cao Bộ Xây dựng đã kế thừa thành quả, thành tích, truyền thống nhiều thập kỷ của ngành, có nhiều đóng góp vào thành tựu chung của đất nước, được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá, ghi nhận.
Bộ đã tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Công tác quản lý quy hoạch kiến trúc có nhiều cố gắng, sau một thời gian dài đất nước ta trải qua chiến tranh, không coi trọng công tác quy hoạch. Công tác phát triển đô thị, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung được quan tâm, coi trọng và đầu tư phát triển. Việc phát triển nhà ở trong nhiều năm qua đạt kết quả tương đối khả quan, nhất là trong nhiệm kỳ 2016-2020.
Để đạt được kết quả này, toàn ngành xây dựng và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã đoàn kết, thống nhất, cố gắng với tâm huyết, trách nhiệm, kế thừa thành quả, truyền thống của các thế hệ trước; chấp hành, thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Sự phối hợp của các bộ, cơ quan, địa phương cũng góp phần giúp Bộ hoàn thành nhiệm vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ ra 8 hạn chế, yếu kém của ngành xây dựng. Trước hết, thể chế, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập; cần mạnh dạn phân cấp, phân quyền với tư duy đổi mới.
Công tác quy hoạch đã đạt một số kết quả nhưng chưa được thực hiện bài bản, nền nếp, “chưa ăn sâu vào tiềm thức của người lãnh đạo”, cả về tư tưởng quy hoạch, không gian quy hoạch, hiệu quả quy hoạch, định hướng quy hoạch. Luật Quy hoạch đã có, Bộ phải tập trung, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế cho công tác quy hoạch.
Thủ tướng yêu cầu, quy hoạch phải xứng tầm với sự phát triển kinh tế, văn hóa và trình độ, năng lực của đất nước, xu thế của thời đại. Quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, có lớp lang, vừa khắc phục những nhược điểm.
Thời gian vừa qua, phát triển đô thị chưa bài bản, chưa dựa trên nền tảng vững chắc về xã hội, tự nhiên, nhu cầu thực tiễn và chưa theo kịp xu thế phát triển của thế giới.
Việc phân cấp quản lý nhà nước cần mạnh mẽ hơn; trong đó Thủ tướng lưu ý việc phân cấp cho các địa phương về thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý xây dựng. “Bộ không nên quản lý trực tiếp các công trình xây dựng, rất mệt mỏi, rất mất thời gian. Cách làm này trong thời bao cấp thì phù hợp, nhưng hiện nay không còn phù hợp nữa”, Thủ tướng gợi mở.
Thị trường bất động sản chưa thực sự được kiểm soát, chưa có chiến lược cụ thể, chưa gắn với chiến lược phát triển nhà ở một cách hài hòa, hợp lý. Dòng tiền đang chủ yếu hướng vào phân khúc bất động sản dành cho người giàu, trong khi phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp còn thiếu.
Các khu chung cư cũ đang chiếm một nguồn lực lớn của xã hội nhưng chưa có cơ chế hiệu quả, phù hợp để cải tạo, xây dựng lại, giải phóng các nguồn lực này.
Chưa thực hiện tốt quy định dành 20% quỹ đất tại các dự án để phát triển nhà ở xã hội. Công tác quản lý nhà nước ở địa phương còn nhiều bất cập; trình tự, thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc, cản trở quá trình phát triển.
Thủ tướng yêu cầu Bộ phải có bước đi đồng bộ, cụ thể để khắc phục các hạn chế, yếu kém này, mà trước hết phải thay đổi tư duy và nhận thức.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và các đại biểu dự cuộc làm việc. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thay đổi nhận thức, nâng tầm tư duy
Các ý kiến tại cuộc họp cơ bản đồng tình với những nhóm nhiệm vụ lớn và 3 nhiệm vụ đột phá mà Bộ đề ra cho thời gian tới. Thủ tướng đề nghị, Bộ cần căn cứ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII sắp được Chính phủ ban hành, tham khảo Nghị quyết đại hội Đảng bộ các địa phương, bám sát xu thế phát triển chung của đất nước, xu thế phát triển của thời đại để xây dựng, triển khai chương trình hành động của ngành và nhanh chóng chuyển đổi trạng thái khi tình hình có biến động.
Thủ tướng gợi ý một số nhiệm vụ cụ thể Bộ cần tập trung trong thời gian tới. Trước hết, phải có tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận vấn đề phù hợp với tình hình mới, thay đổi nhận thức, nâng tầm tư duy. Nhiều vấn đề tồn đọng nhiều năm mà chưa giải quyết được cũng là do vương mắc về tư duy, nhận thức.
Thứ hai, Bộ Xây dựng phải tiếp tục và khẩn trương rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển.
Thứ ba, xây dựng cơ chế chính sách khắc phục những yếu kém, tồn tại, ưu tiên chính sách và nguồn lực cho các vấn đề, các ngành, các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm. Trong bối cảnh nguồn lực và thời gian đều có hạn, cần lựa chọn để làm trước, làm dứt điểm các công việc trọng tâm, trọng điểm có tính chất “đòn bẩy, điểm tựa”, tác động lan tỏa tới cả nước.
Quy hoạch phải xứng tầm, dài hạn, bài bản
Thứ tư, công tác quy hoạch kiến trúc phải được coi trọng, nâng tầm hơn và thay đổi nhận thức cho cả hệ thống. Dành nhiều thời gian phân tích về vấn đề hết sức quan trọng này, Thủ tướng nhắc lại tinh thần quy hoạch phải có tầm nhìn, bài bản, lớp lang; khắc phục bằng được những bất cập, hạn chế về tiến độ và chất lượng quy hoạch.
Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh công tác quy hoạch dứt khoát phải do nhà nước nắm, không giao cho doanh nghiệp làm quy hoạch. Công tác quy hoạch phải hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó thu hút dân cư và phát triển lĩnh vực bất động sản, phát triển đô thị. “Còn nếu quy hoạch chỉ quan tâm tới xây dựng nhà ở, mất cân đối cung cầu, không phát triển sản xuất kinh doanh thì sẽ làm lãng phí nguồn lực xã hội”, Thủ tướng chỉ rõ.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành địa phương phải đầu tư đúng mức cho quy hoạch về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nguồn kinh phí và cả sự quan tâm. “Phải là Bí thư, Chủ tịch tỉnh mới nắm được trọng tâm phát triển của địa phương, nếu bỏ mặc cho Giám đốc Sở Xây dựng thì làm sao công tác quy hoạch có thể bảo đảm chất lượng, đúng trọng tâm?”, Thủ tướng yêu cầu khắc phục cho được tình trạng chồng chéo trong quy hoạch, những bất cập trong việc thay đổi quy hoạch. Ông nhắc tới nhiều ví dụ cụ thể về phá vỡ quy hoạch khiến hạ tầng quá tải tại một số đô thị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việc triển khai cơ chế hợp tác công tác phải hết sức sáng tạo, linh hoạt, tỉnh táo, không cứng nhắc, phù hợp với tình hình thực tiễn. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Chiến lược phát triển bất động sản phải gắn với công bằng và tiến bộ xã hội
Thứ năm, tăng cường quản lý và phát triển đô thị để trở thành một ngành kinh tế quan trọng, kéo theo nhiều lĩnh vực cùng phát triển.
Thứ sáu, xây dựng thể chế, cơ chế chính sách để phát triển hạ tầng theo hướng đồng bộ, chiến lược, lâu dài, kể cả hạ tầng đô thị và nông thôn.
Thứ bảy, có chiến lược chủ động phát triển thị trường bất động sản, dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của các vùng, các địa phương; gắn với phát triển thị trường nhà ở hài hòa, hợp lý với mức giá phù hợp với các đối tượng khác nhau, trong đó rất coi trọng phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, các đối tượng yếu thế.
“Phải điều tiết bằng quản lý nhà nước, bằng cơ chế thuế, tránh tình trạng dòng vốn chỉ chảy vào chung cư cao cấp, biệt thự, mua để đấy không sử dụng, trong khi các đối tượng thu nhập thấp thiếu nhà ở”, Thủ tướng nhấn mạnh, chiến lược phát triển bất động sản phải gắn với công bằng và tiến bộ xã hội.
Cùng với đó, phải nhanh chóng thiết kế các chính sách về mua, thuê mua nhà ở có thời hạn, chỉ như vậy mới huy động được các nguồn lực cho phát triển nhà ở và bảo đảm công bằng xã hội.
‘Thu hút được 1 đồng vốn tư nhân cũng quý’
Thứ tám, thiết kế các cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực xã hội, nhất là cơ chế hợp tác công tư. Thủ tướng nhắc tới hàng loạt ví dụ thực tiễn tại nhiều địa phương cho thấy tính hiệu quả của các cơ chế này.
“Tại sao tư nhân đầu tư rất nhiều vào các nghĩa trang mà không có ai đầu tư vào công viên? Tại sao có những công viên lớn với hàng trăm người làm việc mà vẫn ngày càng xuống cấp?” Thủ tướng cho rằng thực tế này đặt ra những câu hỏi cần giải đáp về mặt cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn lực đầu tư cho xây dựng công viên, các công trình công cộng phục vụ người dân, nhà ở và cả trụ sở cơ quan nhà nước...
Thủ tướng phân tích, trên cơ sở nguyên tắc chung là hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư, người dân và chia sẻ khi có rủi ro, việc triển khai cơ chế hợp tác công tác phải hết sức sáng tạo, linh hoạt, tỉnh táo, không cứng nhắc, phù hợp với tình hình thực tiễn. Ông cho rằng, không nên đặt ra mức tối thiểu để huy động nguồn lực xã hội, mà ngược lại, “thu hút được chỉ 1 đồng vốn tư nhân cũng quý”.
Thứ chín, coi trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nguồn nhân lực chất lượng cao và đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo các Nghị quyết của Trung ương.
Thứ mười, đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực, “cái gì không biết, không với tới thì không quản”.
Mười một, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Mười hai, phải có chiến lược phát triển các vật liệu xây dựng mới, tiên tiến, theo hướng huy động tối đa các nguồn lực phát triển, gắn với nguồn tài nguyên của đất nước.
Cuối cùng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin – tuyên truyền về chính sách để xây dựng, phát triển ngành, truyền cảm hứng để người dân cùng vào cuộc trong hoàn thành các mục tiêu đã đề ra./.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- Khủng bố IS an ủi cặp đồng tính trước khi ném đá họ đến chết
- Tin tức mới cập nhật 24h ngày 22/02/2015
- Rùng mình phát hiện sữa chứa côn trùng
- Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- Máy bay Nhật xuất kích 943 lần để chặn phi cơ Nga, Trung
- Tin tức mới nhất: Phạt hàng trăm triệu đồng với hai xe nhồi nhét khách
- Khủng bố IS ném đá đến chết một người vì quan hệ tình dục với động vật
- Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm những gì?
- Tình hình Ukraine mới nhất: Nga cung cấp gấp đôi lượng khí đốt cho Ukraine
- Mũ bảo hiểm giả cộp mác hàng xịn bị thu giữ
- Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- Mất tích bí ẩn của người mẫu Sài Thành sau khi nhận đi chụp ảnh
- Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
- Vụ án nghiêm trọng ở Anh: Hành hung bảo mẫu dã man vì làm việc riêng
- Vũ khí 'khủng' giúp Mỹ thắng lớn ở Pakistan
- Tàu vũ trụ NASA phát hiện màu sắc lạ trên mặt trăng Sao Thổ
- Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- Phát hiện mồ chôn 32 thi thể chết bí ẩn tại Thái Lan