| Bé Sang được mẹ Hồng nâng niu chăm sóc |
Giàu tấm lòng 5 giờ 30 phút mỗi buổi sáng,áitimngườimẹdự đoán trận liverpool khi mọi người còn cuộn trong chăn tránh cái rét miền núi cao, chị Hồ Thị Thu Hồng (sinh năm 1983, công nhân môi trường) nhận điện thoại của chị Kăn Tâm. Giọng chị Tâm run run bảo Hồng đến ngã ba giữa xã Hồng Quảng và xã Nhâm, có việc gấp lắm. Vơ vội chiếc áo ấm, chị Hồng vội vã đi. Đến nơi, chị thấy một bé trai sơ sinh khoảng 2kg, trần truồng tím tái, sứt môi hở hàm ếch, bị bỏ lại bên đường. Đứng bên cạnh, nét mặt có vẻ sợ sệt, chị Tâm bảo: “Sợ quá! mình không dám bồng đâu”. Trong cái giá lạnh căm căm, dưới lưng đứa bé chỉ lót mảnh vải mỏng. Nhói lên nỗi thương xót, chị Hồng vội cởi chiếc áo ấm đang mặc quấn cho đứa trẻ, ủ nó vào lòng. Hai người phụ nữ đến mấy gia đình không có con, nhưng chẳng ai nhận nuôi đứa trẻ. Chị Tâm và chị Hồng tìm gặp các xơ (nhà thờ tại xã Sơn Thủy, huyện A Lưới). Xơ hỏi sao đẻ con ra mà không nuôi? “Tôi thưa xơ, không phải con đẻ mà họ đẻ rồi đang tâm bỏ rơi. Chồng và con của con bệnh tật đau ốm, hoàn cảnh lắm nên con mang đứa trẻ tội nghiệp nhờ xơ nuôi” - Chị Hồng kể. Lúc đó xơ bảo đứa bé nhỏ quá, khi nào được 1 tuổi thì đem đến, xơ dạy. “Tôi bồng cháu đến Trung tâm Y tế huyện A Lưới. Các bác sĩ bảo, cách đây chừng 1 tháng, đứa trẻ này cũng được đưa đến đây khám. Không ngờ cháu lại bị người thân ruồng bỏ. Các bác sĩ bảo sức khỏe cháu bé rất yếu, bị viêm phổi, cần phải được đưa về Huế khám và điều trị”. Không có tiền đưa đứa trẻ về bệnh viện lớn, chỉ có trái tim nhân hậu, chị Hồng ẵm đứa bé về nhà. Vợ chồng chị Hồ Thị Thu Hồng, anh Trần Nho Hồng có hai con còn nhỏ. Đứa lớn 11 tuổi đang học lớp 6. Đứa nhỏ 3 tuổi, ra đời chưa bao lâu thì mắc căn bệnh viêm màng não, liên tục phải về điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế suốt mấy năm qua. Trong lúc đó, người chồng bị bệnh thoái hóa cột sống, thường chỉ quanh quẩn với các công việc nhẹ trong nhà, lúc đỡ mới đi làm thuê, tiền kiếm chẳng là bao. Chỉ mình chị Hồng có khoản thu nhập ổn định 3 triệu đồng mỗi tháng từ công việc công nhân môi trường. Năm 2006, với khoản tiền 15 triệu đồng được hỗ trợ bởi chương trình “Mái ấm công đoàn”, vợ chồng vay mượn thêm, chắp nối làm trong 5 năm, căn nhà mới hoàn thành cơ bản. Khó khăn trăm bề. Vậy nên, khi chị Hồng ẵm đứa trẻ bị bỏ rơi về, chồng chị không đồng ý. “Chồng tôi bảo, mình tôi nuôi cả gia đình quá vất vả, giờ thêm đứa trẻ bệnh tật, sao nuôi nổi. Tôi nói với chồng, ai cũng muốn có bố, có mẹ. Đứa trẻ này bị bố mẹ vứt bỏ, thật đáng thương. Bây giờ mình sao có thể đành lòng bỏ nó thêm lần nữa…”. Người chồng gật đầu nắm tay vợ, nắm bàn tay nhỏ bé, thành viên mới của gia đình. | Mẹ bận, anh trai 3 tuổi ru em |
Bến bờ yêu thương Chị Hồng ôm đứa trẻ đến công an địa phương trình báo. Chưa làm được thủ tục khai sinh, nhưng vợ chồng chị đặt tên con là Trần Khương Sang, mong cuộc đời của đứa trẻ sẽ may mắn. Sang được UBND xã làm thẻ bảo hiểm y tế. Cậu con trai nhỏ ngủ yên trong nôi khiến ngôi nhà tềnh toàng bớt phần trống trải. Hai con trai lớn chơi đùa ngoài sân, cười giòn tan. Nghe mẹ nhắc, hai cu cậu bụm miệng cười khẽ. Thấy em ăn cũng ho, khóc, ngủ cũng ho, khóc, hai đứa thương lắm. Mỗi lúc em ngủ được, phải giữ không gian thật yên lặng. Các cháu còn nhỏ nên nhiều lúc quên mất. Chị Hồng kể, khi quyết định nuôi đứa trẻ, vợ chồng chị yêu thương, chăm sóc cháu bằng tấm lòng của người cha, người mẹ. Miệng mũi cháu bé thông nhau nên thở và ăn rất khó khăn. Mỗi lần uống sữa hoặc ăn cháo, cháu thường bị nôn trớ vật vã, nhìn đau lòng lắm. Trong lúc cho con ăn, không biết bao lần người cha đã bật khóc xót xa. “Chồng tôi bảo, vợ chồng mình đã nuôi con thì phải vay mượn tiền đưa con khám bệnh. Mượn bạn bè được 200 nghìn đồng, tôi ôm con đi xe khách về Huế. Bác xe thồ chở hai mẹ con đến Bệnh viện Răng – Hàm- Mặt (đường Nguyễn Huệ, TP Huế) thấy hoàn cảnh, không lấy tiền”. Nữ bác sĩ sau khi thăm khám, cho thuốc và tận tình dặn dò, còn “vét” sạch ví được 450 nghìn đồng, tặng chị về mua sữa. Bác sĩ dặn, cố gắng chăm sóc để cải thiện tình hình sức khỏe của bé. Tháng 4/2016 sẽ có đợt phẫu thuật miễn phí. Nếu bé Sang đủ 6kg, có thể bắt đầu phẫu thuật được. Cô ấy đã lưu lại số điện thoại của tôi” - Chị Hồng xúc động kể. Là công nhân môi trường nên tầm 9, 10 giờ đêm mỗi ngày, chị Hồng mới kết thúc công việc. Kể từ khi nuôi bé Sang, không đêm nào mẹ Hồng được ngủ quá hai tiếng đồng hồ. “Cháu bứt rứt, quấy khóc suốt nên vợ chồng tôi phải thay nhau bồng bế. Tôi 44kg, sau 3 tháng thức đêm liên tục sút mất 4kg”- kể về điều đó, nhưng chị Hồng lại nở nụ cười. Chị khoe, bây giờ bé đã được 4kg, có da có thịt. Lần nào đem đến khám, các bác sĩ ở Trung tâm Y tế huyện cũng khen. Để con được như bây giờ, vợ chồng chị Hồng đã không quản ngại trăm nghìn vất vả. Nhà không có máy xay cháo, ngày nào nấu xong chị Hồng cũng phải qua hàng xóm xin xay nhờ. Chỉ chén cháo nhỏ mà phải mất hơn giờ đồng hồ bé mới ăn xong. Rồi ốm, rồi sốt… Cha mẹ khóc cười từng ngày theo con. Chị Hồng nói giản dị: Đã thương con thì cha mẹ nào cũng hết lòng như thế. Nhưng chị không quên những người như cô giáo Nguyễn Thị Tứ (Hiệu trưởng Trường mầm non A Roàng), bác sĩ Uyên (Trung tâm Y tế huyện A Lưới), nữ bác sĩ ở Bệnh viện Răng - Hàm Mặt (TP Huế), bác xe thồ… đã chia sẻ ân tình. “Con trai Trần Khương Sang đã có cha, có mẹ, có gia đình và những người quan tâm đến cháu. Đó là bến bờ yêu thương. Vợ chồng tôi chỉ mong đến ngày cháu được phẫu thuật, trả lại nụ cười…” Bài, ảnh: Quỳnh Anh |