游客发表
Nhằm hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng,ậuGiangtăngcườngxtnghiệmHIVsớbet bóng đá chống HIV/AIDS năm 2017 (10/11/2017-10/12/2017), Hậu Giang sẽ tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hướng đến mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 và tiến tới kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030. Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Võ Chí Đại (ảnh), Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hậu Giang.
Xin bác sĩ cho biết tình hình lây nhiễm HIV, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh hiện nay ?
- Tại Hậu Giang, tính từ đầu năm đến ngày 27-10-2017, toàn tỉnh đã phát hiện thêm 51 người nhiễm HIV mới, nâng tổng số người nhiễm HIV tại Hậu Giang lên 1.436 người, có 33 người chuyển sang giai đoạn AIDS, nâng tổng số bệnh nhân AIDS lên 937 người, trong đó có 13 trường hợp tử vong do AIDS, nâng tổng số bệnh nhân tử vong lên 540 người. So cùng kỳ năm 2016, số nhiễm HIV mới giảm 7 người, số bệnh nhân AIDS mới giảm 16 người, số tử vong do AIDS giảm 3 người. Tuy 3 chỉ số nhiễm HIV mới, số người chuyển sang AIDS, số trường hợp tử vong đều giảm so cùng kỳ năm 2016. Nhưng hiện tại 100% xã, phường, thị trấn đều có người nhiễm HIV và xu hướng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục chiếm trên 82,6% với tỷ lệ nhiễm HIV ở nữ rất cao, hơn 89,9%. Chính vì vậy, việc phát hiện kịp thời các cas nhiễm HIV/AIDS mới là điều quan trọng, bởi đó là cơ sở để khoanh vùng quản lý và đẩy mạnh thực hiện các biện pháp xử lý phòng, chống lây lan trong cộng đồng.
Dù đã tuyên truyền sâu rộng về việc không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, nhưng tình trạng phân biệt đối xử vẫn còn. Bác sĩ nghĩ sao về vấn đề này ?
- Tuy chưa có số liệu thống kê, đánh giá nhưng thực tế hiện nay, vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn và không chỉ xảy ra ở những người chưa hiểu đúng về bệnh mà còn ở cả những người hiểu biết. Căn nguyên của vấn đề này là nhiều người vẫn cho rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường hoặc nhiều người lại cho rằng chỉ có những người tiêm chích ma túy hoặc người mua, bán dâm tức là những người cho là xấu xa mới bị nhiễm HIV/AIDS, họ coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, nhiễm HIV/AIDS là có tội, có lỗi,... Không những thế, sự kỳ thị còn xảy ra ở chính những người nhiễm HIV/AIDS do tự ti, mặc cảm, họ cho rằng không thoát khỏi cái chết nên không tiếp cận dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, tư vấn, điều trị. Nguy hiểm hơn là các hành vi tiêu cực nhằm trả thù đời.
Để cải thiện vấn đề này, trước hết mỗi người nhiễm HIV/AIDS không nên tự dằn vặt mình, sống biệt lập mà phải vươn lên hòa nhập với cộng đồng và sử dụng những biện pháp phòng, tránh lây nhiễm cho người khác một cách phù hợp. Bên cạnh đó, xã hội phải tạo điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng, xóa bỏ rào cản phân biệt, đối xử với người nhiễm HIV/AIDS trên cơ sở cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về HIV/AIDS, tránh sử dụng ngôn ngữ, thông điệp có thể gây hiểu nhầm dẫn đến kỳ thị trong cộng đồng.
Xin bác sĩ cho biết chủ đề của tháng hành động năm nay là gì ?
- Chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 là “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”. Từ chủ đề cho thấy chỉ có “Xét nghiệm HIV sớm” là tiền đề để đạt được các mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020. Mục tiêu 90-90-90 đó là: 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi-rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Tại sao lại xem “Xét nghiệm HIV sớm” là tiền đề để đạt mục tiêu 90-90-90 vì chỉ có xét nghiệm mới giúp một người biết mình có nhiễm HIV hay không. Nếu kết quả xét nghiệm HIV là “âm tính” (bạn không nhiễm HIV) sẽ giải tỏa được những băn khoăn lo lắng về tình trạng nhiễm HIV của mình và khi làm xét nghiệm, cán bộ y tế sẽ tư vấn cho bạn biết cách dự phòng lây nhiễm HIV. Khi kết quả xét nghiệm là “dương tính” (bạn đã nhiễm HIV), điều đó cũng giúp bạn dự phòng lây nhiễm HIV cho người thân, có kế hoạch tốt hơn cho cuộc sống và tiếp cận điều trị cũng như các dịch vụ chăm sóc giúp người nhiễm HIV có sức khỏe tốt nhất. Bên cạnh đó, chỉ có xét nghiệm mới biết hết các trường hợp nhiễm HIV trong cộng đồng để có biện pháp phòng, chống kịp thời.
Để hưởng ứng tháng hành động năm nay, Hậu Giang sẽ triển khai những hoạt động gì, thưa bác sĩ ?
- Để hưởng ứng tháng hành động năm nay, cũng như thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới, Hậu Giang quyết liệt triển khai toàn diện các dịch vụ từ dự phòng, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị. Hoạt động dự phòng, can thiệp giảm tác hại cần ưu tiên tập trung các địa bàn có tình hình dịch HIV và có nguy cơ xuất hiện dịch HIV cao; triển khai đồng bộ các can thiệp từ dự phòng đến điều trị cho đối tượng, như truyền thông thay đổi hành vi, mở rộng phân phát bơm kim tiêm, bao cao su, điều trị Methadone. Về xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV, cần tập trung mở rộng xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, bao gồm người có hành vi nguy cơ tự xét nghiệm. Đồng thời, mở rộng và phân cấp mạng lưới phòng xét nghiệm khẳng định HIV tại tuyến huyện bằng ba test nhanh. Tổ chức thực hiện điều trị ARV theo tiêu chuẩn mới: Điều trị ARV không phụ thuộc vào tế bào CD4 cho các đối tượng nhiễm HIV nguy cơ cao, phụ nữ mang thai nhiễm HIV, người nhiễm HIV ở vùng sâu, vùng xa.
Cùng với đó, mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS bằng cách phân cấp và lồng ghép vào hệ thống khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, tổ chức điều trị ARV cho các đối tượng trong trại giam. Đồng thời tiếp tục truyền thông về lợi ích của điều trị bằng ARV, lợi ích của bảo hiểm y tế trong chăm sóc, điều trị HIV/AIDS để người nhiễm HIV tiếp cận điều trị một cách bền vững…
Xin cảm ơn bác sĩ !
BÁ PHÁT thực hiện
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接