当前位置:首页 > La liga

【ket qua giai a league uc】Mệ già 79 tuổi không nơi nương tựa

Trời đã chập choạng tối,ệgiàtuổikhôngnơinươngtựket qua giai a league uc những người bán hàng ven đường vội vã thu dọn hàng hóa để về nhà nghỉ ngơi. Chỉ có mệ già vẫn bình thản ngồi giữa mấy bó rau muống đầu con hẻm nhỏ trên đường Phan Đình Phùng, dù giờ đó chẳng mấy khi bán được hàng. Nhà của mệ chính là chợ, phải 10 giờ đêm khi mọi người về hết mệ mới được vào “nhà”, đi mua nước tắm, soạn chăn màn nghỉ ngơi và phải thức dậy trước 5 giờ sáng.

Không có khách, mệ Tuyết tranh thủ nhặt rau bán cho người quen

Quê ở Phò Trạch (Phong Điền), vì nhà nghèo, cứ lo làm ăn rồi quá lứa lúc nào không biết. Khi cha mẹ qua đời thì tuổi mệ đã lớn nên không nghĩ đến chuyện lấy chồng nữa, họ hàng ai cũng khó khăn nên mệ Tuyết quyết định vào thành phố kiếm sống. Mệ không còn nhớ mình vào Huế sinh sống từ khi nào, chỉ biết là vài chục năm rồi. Ban đầu còn sức khỏe thì làm thuê làm mướn, đi lượm ve chai, rồi giúp việc nhà, khi sức khỏe yếu thì đến chợ Bến Ngự, ngày bán rau, tối ngủ nhờ trên các sạp hàng. Chị Ngọc Bích, bán trái cây kể: “Từ khi tui đến buôn bán ở đây đã thấy mệ rồi. Mệ siêng lắm, quanh năm từ sáng sớm đến tối mịt, nắng mưa chi cũng không nghỉ bán, rứa mà nhiều hôm kiếm không đủ tiền mua cơm, tội lắm”.

Vốn ít, không có điều kiện mua hàng tận gốc mà chỉ mua đi bán lại quanh quẩn ở chợ. Mỗi ngày bán trên dưới chục bó rau muống, hết hàng kiếm được khoảng 20 ngàn đồng, ngày ế rau để qua đêm vàng úa xem như kiếm lại vốn cũng khó. Mệ Tuyết cười trải lòng: “Buôn bán chi mà đủ ăn. Mệ sống nhờ bà con quanh đây là chính, người cho cái ni người cho cái khác có khi mô đói mà lo”. Mệ cho biết, từ nhiều năm nay, tối nào gia đình chị Nhỏ tiểu thương chợ Bến Ngự nhà gần chợ cũng mang cho mệ phần cơm tối. Nhiều khách hàng quen của mệ tuy là sinh viên xa nhà, những người buôn bán nhỏ, hiểu hoàn cảnh nên hôm nào thấy mệ còn nhiều rau thì cố mua giúp mệ dù không có nhu cầu. Người không mua rau thì biếu mệ hộp sữa, quả cam, cái bánh. Gia tài của mệ Tuyết chỉ vài bộ quần áo bạc màu đựng trong chiếc thùng cũ, khó khăn nhất với mệ là hàng ngày gửi cái “gia tài” đó ở đâu trước khi ra đường buôn bán. Vì thế mà nhiều người cho chăn, màn mệ cứ lưỡng lự. Không lấy thì trời lạnh ngủ trên mấy cái sạp không có tường chắn gió lấy chi mà đắp nhưng lấy rồi hàng ngày phải mang gửi thêm cái chăn cồng kềnh cũng phiền. Chỉ những chiếc sập của người bán cá, bán thịt không chất nhiều hàng hóa mệ mới ngả lưng thay giường được. Dù xung quanh đầy mùi hôi tanh, ẩm mốc, nhưng với mệ Tuyết thì được ngủ ở đó đã là may mắn, nhờ các chú bảo vệ chợ thông cảm chứ đúng lý thì không ai được ở lại trong chợ.

Khổ là vậy, nhưng mệ Tuyết kể đã có lần người ta đưa mệ lên một nhà dưỡng lão, ở được 4 ngày thì mệ cương quyết xin được về lại chợ. Mệ xua tay: “Ngồi không cả ngày, chờ đến giờ có người phát thức ăn, phát sữa tui chịu không nổi. Làm lụng hắn quen rồi, ngang đây rồi, trời cho mô biết nấy chứ tính chi cho mệt”. Nhắc đến chuyện về quê thì mệ khẳng định không muốn làm phiền cháu chắt vì ai cũng có cha mẹ để lo rồi.

Mùa nắng mệ có chiếc mùng cũ chống muỗi xem như tạm ổn, nhưng mùa đông sống giữa gió, mưa và những ngày thời tiết lạnh ở cái tuổi gần 80 quả là quá nguy hiểm. Mệ Tuyết lại không có giấy tờ tùy thân nên gặp khó khăn trong việc thụ hưởng các chế độ chính sách dành cho người cao tuổi. Để vượt qua ngày tháng khó khăn của tuổi già, mệ Tuyết cần lắm sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

分享到: