【ket quả bong da anh】Chia sẻ thuận lợi, khó khăn thực hiện các quy định mới trong thanh tra, kiểm tra ngành Tài chính
Tham dự hội nghị có các Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Đặng Ngọc Tuyến,ẻthuậnlợikhókhănthựchiệncácquyđịnhmớitrongthanhtrakiểmtrangànhTàichíket quả bong da anh Vũ Hồng Hải, Nguyễn Thanh Bình và lãnh đạo các tổng cục, vụ, cục thuộc Bộ Tài chính và một số tổ chức thanh tra tài chính tại địa phương.
Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Đặng Ngọc Tuyến phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra. Ảnh: H.T |
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Đặng Ngọc Tuyến - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, cho biết năm 2021, trước những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó có nỗ lực rất lớn của ngành Tài chính, công tác thu ngân sách đã hoàn thành dự toán được giao. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác thanh tra, kiểm tra ngành Tài chính.
Theo báo cáo tại buổi tập huấn, năm 2021, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính đã thực hiện 75.254 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 1.011.106 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan và qua điều tra chống buôn lậu bắt giữ 13.413 vụ; kiến nghị xử lý tài chính 60.341,710 tỷ đồng (trong đó: kiến nghị thu hồi nộp 13.410,578 tỷ đồng; kiến nghị xử lý tài chính khác 43.741,662 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 3.189,470 tỷ đồng); số tiền đã thu nộp ngân sách nhà nước 11.584,119 tỷ đồng.
Kết quả trên cho thấy, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính đã chủ động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra, đổi mới cách thức làm việc để thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới. Theo đó, các đơn vị đã tích cực trao đổi, phối hợp, nắm thông tin từ các cơ quan liên quan; nghiên cứu kỹ tài liệu, các dữ liệu do cơ quan thuế, hải quan, kho bạc quản lý và thu thập hồ sơ niêm yết trên thị trường chứng khoán... áp dụng nguyên tắc thanh tra, kiểm tra theo cơ chế quản lý rủi ro, hạn chế tối đa việc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại đơn vị; yêu cầu các đơn vị tự kiểm tra, báo cáo, gửi hồ sơ tài liệu về trụ sở cơ quan, kết hợp với trao đổi, thông tin, cung cấp tài liệu qua hệ thống thông tin trực tuyến nhưng vẫn đảm bảo quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
Tuy nhiên, theo ông Tuyến, đứng trước thách thức của đại dịch Covid-19 và cơ hội cũng như thách thức khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển, Thanh tra Chính phủ cũng tăng cường ứng dụng công nghệ vào công tác thanh tra như: đưa vào văn bản quy định về Sổ nhật ký điện tử đối với hoạt động của đoàn thanh tra tại Thông tư số 06/2021/TT-TTCP ngày 1/10/2021, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo định kỳ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong năm 2021, đã triển khai mở user đến từng tổng cục theo Thông tư số 02/2021/TT-TTCP ngày 22/3/2021 của Thanh tra Chính phủ. Đó là một trong số những điểm mới trong 6 thông tư được Thanh tra Chính phủ ban hành trong năm 2021.
Ông Nguyễn Ngọc Túc- Trưởng phòng Phòng Thanh tra ngân sách- Thanh tra Bộ Tài chính trình trình bày Chuyên đề Thanh tra tài chính trong dự án đầu tư có sử dụng đất công tại địa phương. Ảnh: H.T |
Ngoài ra, còn rất nhiều các nội dung mới được quy định chi tiết, cụ thể trong các thông tư mới lưu hành.
Cụ thể, đối với hoạt động của đoàn thanh tra: quy định về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, về thu thập thông tin, tài liệu để chuẩn bị đoàn thanh tra, về lập hồ sơ đoàn thanh tra, về thành lập đoàn thanh tra (các trường hợp không được tham gia đoàn thanh tra, việc thay đổi trưởng đoàn thanh tra...). Đối với việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo: quy định cụ thể về các trường hợp được quyền từ chối tiếp công dân, trách nhiệm của người tiếp công dân, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tiếp công dân, quy định cụ thể hơn về công tác quản lý, theo dõi, xử lý đơn thư.
Bước đầu thực hiện thông tư mới, các đơn vị còn một số khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện như cách thức và thời hạn thực hiện báo cáo, theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-TTCP ngày 22/3/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
Toàn ảnh hội nghị tập huấn. Ảnh: H.T |
Để thực hiện tốt các quy định nêu trên và nhằm chia sẻ những thuận lợi, khó khăn vướng mắc khi thực hiện các quy định mới, đồng thời trao đổi kinh nghiệm trong công tác thanh tra đối với một số lĩnh vực đang được xã hội quan tâm liên quan đến ngành Tài chính như: việc phát hành, cung cấp dịch vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp tại một số doanh nghiệp phát hành và công ty chứng khoán; dự án đầu tư có sử dụng đất tại địa phương; chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh bất động sản; công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Thanh tra Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra và phổ biến triển khai các văn bản mới của Thanh tra Chính phủ cho các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính.
Sau tập huấn, Thanh tra Bộ Tài chính đề nghị lãnh đạo các đơn vị quan tâm, chỉ đạo để toàn thể cán bộ, công chức trong ngành Tài chính thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Thanh tra Chính phủ và áp dụng kinh nghiệm thanh tra một số lĩnh vực mà Thanh tra Bộ Tài chính đã trao đổi để nâng cao chất lượng công tác thanh tra ngành Tài chính; từ đó tạo nên sức mạnh của thanh tra toàn ngành Tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng nặng nề của Bộ Tài chính giao cho./.