Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VI đã nhận được 1.331 tác phẩm tham dự,ácphẩmđượctraoGiảithưởng toànquốcvềthôngtinđốingoạilầnthứlịch thi đấu cúp quốc gia brazil tăng hơn 37% so với mùa giải trước, gồm các loại hình: báo in; báo điện tử; phát thanh; truyền hình; ảnh; sách; video clip và các sáng kiến, ý tưởng, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại. Các tác phẩm tham gia Giải thưởng được thể hiện bằng 17 ngôn ngữ; giải thưởng lần thứ VI còn được mở rộng thêm 2 loại hình là video clip và các sáng kiến, ý tưởng, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại. Đối tượng tham gia Giải thưởng ngày càng đa dạng, bao gồm: các nhà báo, cộng tác viên của các cơ quan báo chí; các chuyên gia, nhà nghiên cứu; nhiếp ảnh gia; nhà xuất bản; các nhà ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài; các nhà ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam và điểm mới nổi bật là sự tham gia của các cơ quan, đơn vị, cá nhân, các nghệ sỹ với những video clip, các sáng kiến, ý tưởng và các sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại. | 175 tác phẩm xuất sắc đã được trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VI |
Giải thưởng có sự tham gia của các tác giả đến từ hơn 80 cơ quan báo chí, nhà xuất bản Trung ương và hơn 70 cơ quan báo chí, xuất bản của địa phương. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều nước bị phong tỏa, ảnh hưởng lớn đến công tác tham gia Giải, Ban Tổ chức vẫn nhận được 30 tác phẩm của các phóng viên, cơ quan báo chí, nhà xuất bản nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài. Điều này chứng tỏ sự lan tỏa sâu rộng của Giải thưởng cũng như kết quả triển khai công tác thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam thời gian qua. Theo đánh giá của Ban tổ chức, các tác phẩm tham dự Giải thưởng có chất lượng chuyên môn cao, nội dung phong phú với các chủ đề: khẳng định uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước; các sự kiện chính trị lớn, hoạt động đối ngoại nổi bật; giới thiệu, quảng bá hình ảnh quốc gia, văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam, thành tựu của công cuộc đổi mới; bảo vệ chủ quyền biển, đảo; đấu tranh, phản bác những thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc về Việt Nam… Đặc biệt, chủ đề thời sự về cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam đã thu hút nhiều cơ quan truyền thông tuyên truyền sáng tạo với cách thể hiện đa dạng, sinh động. Nhiều tác phẩm được đầu tư công phu, chủ đề đặc sắc, phương pháp thể hiện sáng tạo, có sức lan tỏa cao, nhận được phản hồi tích cực của công chúng. Giải thưởng lần thứ VI phản ánh xu hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số và mạng xã hội trong sản xuất, đưa tin và định hướng công tác thông tin đối ngoại. Phát biểu tại lễ trao giải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân - cho hay, đầu năm 2019, Việt Nam trở thành tâm điểm của truyền thông quốc tế khi đăng cai cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai. Trong năm nay, Việt Nam chính thức đảm nhiệm những trọng trách đối ngoại quan trọng, như: Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA-41 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đặc biệt, với những thành công trong “cuộc chiến chống Covid-19”, đất nước ta được đông đảo báo chí, dư luận truyền thông quốc tế đánh giá cao. "Có thể thấy rằng, các tác phẩm, sản phẩm thông tin đối ngoại đã bám sát các đề tài thời sự nóng hổi của thế giới và đất nước, vừa đóng góp vào việc tăng cường nhận thức, đồng thuận xã hội, vừa tích cực quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới"- Chủ tịch Quốc hội đánh giá. | Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VI |
Chính sự chủ động, tích cực và quyết tâm, Chủ tịch Quốc hội nhận định đã không chỉ giúp đất nước vượt qua thách thức, mà còn phát huy cao độ trách nhiệm quốc tế, đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc một cách chủ động, linh hoạt và đầy tự tin. Bên cạnh đó, Việt Nam còn thể hiện tình đoàn kết quốc tế, sự tương thân, tương ái, hỗ trợ các nước khác cùng vượt qua đại dịch. Lãnh đạo Nghị viện nhiều nước đã gửi thư đánh giá cao và bày tỏ lời cảm ơn chân thành trước sự hỗ trợ và những nỗ lực của Việt Nam trong cuộc chiến chung của ASEAN chống đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, theo Chủ tịch Quốc hội công tác thông tin đối ngoại đã được phát huy chủ động, tích cực và rất hiệu quả. Một mặt, các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại, đặc biệt là báo chí truyền thông, đã phản ánh rõ ràng, kịp thời, minh bạch các chủ trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước, các nỗ lực, quyết tâm chống dịch không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, một xã hội nhân văn với các hành động tương thân, tương ái. Năm 2020 là năm then chốt hoàn thành các nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XII đề ra, năm diễn ra đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, năm có những ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước. Về đối ngoại, đây là năm Việt Nam đảm nhiệm những trọng trách đối ngoại to lớn và hết sức nặng nề. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân - nhấn mạnh, là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng và đối ngoại của Đảng, công tác thông tin đối ngoại cần được tiếp tục triển khai chủ động, tích cực, hiệu quả, phát huy cao độ những cơ hội đã tạo dựng được. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các cơ quan liên quan, các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại trong thời gian tới cần nâng cao hơn nữa nhận thức sâu sắc về vị thế của đất nước và vai trò, trách nhiệm của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. "Chủ động “biến thách thức thành thời cơ”, tranh thủ cơ hội quý giá về thông tin đối ngoại mà đất nước ta có được trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19 để tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; vừa khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, vững vàng của Đảng ta, vừa thu hút mọi nguồn lực để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội mong muốn, các cơ quan liên quan đẩy mạnh đa dạng hóa các phương thức truyền thông đối ngoại, trong đó chú trọng việc sử dụng các ngôn ngữ nước ngoài; tăng cường hợp tác quốc tế về thông tin đối ngoại, tranh thủ các đối tác thông tấn, báo chí lớn, các kênh truyền thông quốc tế uy tín; tranh thủ hiệu quả các phương tiện truyền thông hiện đại có sức lan tỏa, bao phủ rộng, các trang mạng, mạng xã hội. Quan tâm củng cố, đổi mới lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại, phấn đấu xây dựng một đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, chuyên gia có nhận thức chính trị cao, am hiểu về đất nước và quốc tế, tinh thông nghiệp vụ và nắm bắt các xu hướng truyền thông quốc tế, có khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Trong dịp này, Ban Tổ chức và Hội đồng Giải thưởng đã lựa chọn 175 tác phẩm xuất sắc để trao giải, gồm: 18 giải Nhất, 33 giải Nhì, 44 giải Ba và 80 giải Khuyến khích. |