【điểm xếp hạng người chơi leverkusen gặp bayern】Giải pháp nào để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi?
Ngày 14/6/2019, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN), Bộ Tài chính tổ chức tọa đàm về thúc đẩy giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài năm 2019 giữa Bộ Tài chính và nhóm 6 ngân hàng phát triển, bao gồm: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW).
Tỷ lệ giải ngân đạt thấp
Tại buổi tọa đàm, ông Hoàng Hải - Phó Cục trưởng Cục QLN&TCĐN cho biết, nếu như nhìn vào giá trị tuyệt đối của 5 tháng đầu năm 2019, con số giải ngân vốn vay nước ngoài đạt quá thấp khi tính theo niên độ ngân sách.
Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2019, giải ngân cho đầu tư phát triển theo niên độ ngân sách năm 2019 mới đạt 61,3 triệu USD, bằng 6,2% kế hoạch cả năm. Tổng chi thường xuyên là 22,4 triệu USD, bằng 11% kế hoạch. Vốn vay về cho vay lại chính quyền địa phương cũng đạt rất thấp, mới giải ngân được 9,6 triệu USD, bằng 1,28% kế hoạch. Chỉ riêng cho vay lại đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công có khả quan hơn, với số giải ngân là 349 triệu USD, đạt 31% kế hoạch.
Ông Hải cho biết thêm, hiện nay mới có 5 bộ, ngành và 15 địa phương trong tổng số 70 bộ, ngành và địa phương được giao kế hoạch vốn đầu tư công 2019 làm thủ tục giải ngân với Cục QLN&TCĐN.
Đề cập tới nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm giải ngân, ông Hoàng Hải cho rằng, việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư trung hạn hàng năm diễn ra chậm; kế hoạch đầu tư trung hạn đến cuối năm 2018 Quốc hội mới có nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung 60.000 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công. Tuy nhiên công tác phân bổ chi tiết đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Bên cạnh đó, nhiều dự án đã được ký kết nhưng chưa được đưa vào kế hoạch trung hạn, chưa kể nhiều chương trình, dự án đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn nhưng chưa được phân bổ vốn. Ví dụ như 10 dự án thuộc nhóm 6 ngân hàng phát triển đã được ký kết với tổng vốn vay là hơn 1,118 tỷ USD.
Đồng thời, việc phân bổ kế hoạch vốn hàng năm chậm cũng là nguyên nhân dẫn đến giải ngân chậm. Việc điều chuyển, điều chỉnh, bổ sung vốn trong năm diễn ra khá phức tạp. Thực tế, các cơ quan trực thuộc Chính phủ thường xử lý theo từng đợt, khi quyết định thì vào gần thời điểm cuối năm, khi đó dự án không còn thời gian để triển khai và phải xin gia hạn dự án, gia hạn giải ngân, kéo theo nhiều thủ tục pháp lý.
Ngoài ra, ông Hải cho rằng vướng mắc về sử dụng vốn cũng cần phải quan tâm. Nhiều dự án chưa hoàn thành thủ tục cho vay lại. Thủ tục thẩm định tài chính, thủ tục thẩm định tài sản bảo đảm tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam kéo dài, đặc biệt đối với đơn vị sự nghiệp công lập...
Đề xuất 2 nhóm giải pháp lớn
Xuất phát từ các nhóm nguyên nhân trên, Cục QLN&TCĐN đề xuất triển khai các giải pháp theo hai nhóm, bao gồm:
Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, cập nhật để có những điều chỉnh thể chế kịp thời phù hợp với từng giai đoạn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giao dự toán đầy đủ, đúng thời gian luật đã quy định, giao sát nhu cầu thực tế, có cơ chế linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh, điều chuyển kế hoạch vốn nội bộ, nghiên cứu cơ chế thông thoáng hơn về chuyển nguồn vốn ODA, vay ưu đãi.
Các cơ quan chủ quản khẩn trương hoàn thiện các thủ tục ký hợp đồng cho vay lại, chủ động và đảm bảo các điều kiện liên quan đến công tác tổ chức bộ máy và năng lực quản lý của chủ dự án và ban quản lý dự án; bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng; thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư… Cơ quan được ủy quyền cho vay lại đảm bảo bố trí đủ nhân lực để đáp ứng yêu cầu thẩm định tại Nghị định số 97, hướng dẫn cụ thể cho đơn vị về danh mục hồ sơ.
Thứ hai, các giải pháp trong nội bộ Bộ Tài chính bao gồm rà soát cơ chế chính sách nhằm xử lý các vướng mắc trong thời gian vừa qua; thường xuyên trao đổi với chủ dự án và nhà tài trợ để nắm chắc tiến độ dự án và các vướng mắc phát sinh; phối hợp chặt chẽ với cơ quan cho vay lại đối với thủ tục thẩm định; rà soát quy trình giải ngân, rút vốn và tăng cường năng lực cho ban quản lý dự án, thiết kế các lớp huấn luyện theo chuyên đề.
Theo ông Eric Sidgwick - Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam và ông Achim Fock – Giám đốc điều phối hoạt động dự án Văn phòng WB tại Việt Nam, giải pháp không phải chỉ ở riêng Bộ Tài chính mà cần phải có sự quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan để thực hiện giải ngân vốn đầu tư từ khâu chuẩn bị tới thực hiện, nhằm cải thiện tình hình giải ngân năm 2019 và các năm tiếp theo. Nhà tài trợ sẵn sàng phối hợp, chia sẻ các nghiên cứu, đánh giá, dự báo giải ngân để hỗ trợ Chính phủ./.
Đức Minh
(责任编辑:World Cup)
- ·Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- ·ADB hỗ trợ 9 tỷ USD giúp các nước thành viên tiếp cận và phân phối vắc
- ·Đơn vị tự chủ được kinh doanh, cho thuê tài sản nhàn rỗi
- ·Chùm ảnh: Rộn ràng không khí Giáng sinh trên mọi miền đất nước
- ·Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Tài năng sáo trúc H’Mông giành giải Nhất cuộc thi Âm nhạc quốc tế tại Singapore
- ·Tết đến nên đi lễ chùa nào?
- ·81 triệu người mất việc làm tại châu Á
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Kiểm soát chi thường xuyên từ chối thanh toán 1,1 tỷ đồng
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Doanh nghiệp Nhà nước thu về hơn 1.517 tỷ đồng qua IPO
- ·'Em lớn rồi cô gái'
- ·Hai cuốn sách quý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·Những câu chuyện đặc biệt lý thú năm 2020
- ·Quản lý sử dụng phí cho vay lại giai đoạn 2016
- ·Bộ Tài chính: Tết không còn thiếu hàng, sốt giá
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·WTO: Tăng trưởng thương mại toàn cầu có thể chậm lại thời gian tới